11/11/2016 08:34 GMT+7

Quốc hội lựa chọn chất vấn 5 nhóm vấn đề

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Ngày 10-11, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu về dự kiến các nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này.

Theo đó, nhiều khả năng bốn trong số năm người đứng đầu các bộ: Công thương, Kế hoạch - đầu tư, Giáo dục - đào tạo, Nội vụ sẽ được chọn làm “nhân vật chính” để trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phiên chất vấn sẽ bắt đầu từ sáng 15-11 cho đến hết sáng 17-11, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời sau cùng. Đây là lần đầu tiên ông trả lời chất vấn trước Quốc hội với tư cách người đứng đầu Chính phủ.

Năm nhóm vấn đề đưa ra để các đại biểu lựa chọn, bao gồm:

Nhóm vấn đề thứ nhất là đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hóa, lãng phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa thích ứng với hội nhập quốc tế, kiểm soát kinh doanh đa cấp, quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.

Chính sách đột phá phát triển ngành ôtô theo định hướng đầu tư của Nhà nước và các cam kết hội nhập quốc tế. Phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy lợi và bảo đảm an toàn xả lũ thời gian tới.

Nhóm vấn đề thứ hai là tình hình triển khai thực hiện Luật đầu tư công, giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, tăng cường quản lý, kiểm soát đầu tư công, lãng phí trong đầu tư công, trách nhiệm của bộ ngành trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, việc thẩm định cấp phép đầu tư đối với các dự án nước ngoài đầu tư.

Việc phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước hằng năm đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, sự phối hợp, liên kết giữa các tỉnh, thành trong các vùng kinh tế trọng điểm.

Nhóm vấn đề thứ ba là về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII.

Thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp. Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực.

Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020.

Nhóm vấn đề thứ tư là việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư. Việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thẩm định triển khai các dự án để xảy ra sự cố môi trường.

Quản lý xử lý về ô nhiễm môi trường và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu. Việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Nhóm vấn đề thứ năm là về tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức và đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar