23/11/2024 15:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội chốt lập thanh tra chuyên ngành, quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Luật Di sản văn hóa sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể về quỹ bảo tồn di sản văn hóa và thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Quốc hội chốt lập thanh tra chuyên ngành, quỹ bảo tồn di sản văn hóa - Ảnh 1.

Các đại biểu bấm nút thông qua luật - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 23-11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, 6 đại biểu không tán thành, 3 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025.

Lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết

Báo cáo giải trình, chỉnh lý trước khi Quốc hội thông qua luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết một số ý kiến nhất trí thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ cho một số hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc không thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Có ý kiến đề nghị cho phép tổ chức tôn giáo thành lập quỹ.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc.

Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Trên cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về quy định thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa và đã được đa số đại biểu nhất trí.

Việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết, tạo cơ chế để huy động thêm các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được.

Như: bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước...

Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác; ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của quỹ.

Để bảo đảm phù hợp với điều kiện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, chỉnh lý, bổ sung quy định chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để xem xét, quyết định có hay không thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương.

Lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Về thanh tra di sản văn hóa, ông Vinh nói một số ý kiến nhất trí quy định về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa tại dự luật. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ sau kỳ họp thứ 7, đã chỉ đạo rà soát, gửi văn bản đề nghị Chính phủ có ý kiến.

Cụ thể, đề nghị Chính phủ đề xuất phương án về sự cần thiết thành lập thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo luật hay quy định tại nghị định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nếu có thành lập thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.

Chính phủ đã xem xét kỹ lưỡng, thống nhất đề xuất quy định về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa tại dự luật, vì quản lý nhà nước về di sản văn hóa là lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng.

Di sản văn hóa ở nước ta rất đa dạng về loại hình, tính chất, giá trị, quy mô nên rất cần đội ngũ thanh tra chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm thực thi hiệu quả việc phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát hoàn thiện và quy định như dự luật.

Theo luật, thông qua quy định cơ quan thanh tra về di sản văn hóa được thành lập ở cơ quan tham mưu, giúp quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở trung ương để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Thông tin mới nhất về đề xuất lập thanh tra di sản văn hóa

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Chính phủ có ý kiến chính thức về việc sẽ quy định thanh tra di sản văn hóa ở dự Luật Di sản văn hóa sửa đổi hay sửa nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar