08/07/2016 11:04 GMT+7

Quốc gia nghèo không ngăn nổi các công ty quốc doanh hoang phí

PHẠM DUY NGHĨA
PHẠM DUY NGHĨA

TTO - Ngân sách eo hẹp, nợ công đầm đìa, tỉnh nghèo, quốc gia cũng nghèo, vì sao chúng ta không ngăn nổi các công ty quốc doanh vung tiền hoang phí để rồi thua lỗ? Chẳng phải lo trách nhiệm cá nhân!

Nối tiếp Gang thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình Vũ, Vinalines, Vinashin..., việc bỏ 370 tỉ đồng xây khách sạn 4 sao để rồi mỗi tháng chịu lỗ nửa tỉ đồng, Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang góp thêm một ví dụ vào danh mục dài dằng dặc các dự án đầu tư công đã thua lỗ hoặc mất trắng. 

Ngân sách eo hẹp, nợ công đầm đìa, tỉnh nghèo, quốc gia cũng nghèo, vì sao chúng ta không ngăn nổi các công ty quốc doanh vung tiền hoang phí để rồi thua lỗ?

Ấy là vì cha chung chết không ai khóc. Công ty xổ số là doanh nghiệp nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân, tức là của chung. Bỏ hàng trăm tỉ đồng đầu tư ngoài ngành đâu phải dễ, ban lãnh đạo công ty hẳn đã rào trước đón sau bằng vô số quyết định, nghị quyết của các sở ban ngành cho phép họ từ xổ số lấn sang dịch vụ khách sạn.

Vinalines, Vinashin trước kia cũng thế, tập đoàn đổ vỡ song chắc gì đã truy cứu được trách nhiệm cụ thể của những người đã quyết định vung tiền vào các dự án hoang đường. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của các đổ vỡ và hoang phí kéo dài trong khu vực quốc doanh là chế độ sở hữu và trách nhiệm của người quản lý công sản chẳng mấy rõ ràng.

Của đau con xót, không ai lo cho đồng tiền của mình bằng chính những ông chủ tư nhân. Kinh doanh lữ hành và khách sạn là việc của tư nhân, chính quyền hầu như chẳng có lý do gì lấy của công đầu tư vào khách sạn 4 sao ở một tỉnh như Tiền Giang.

Hoang phí trong một đất nước nghèo là cái giá đắt đỏ mà dân tộc chúng ta đã và đang phải trả cho một tư duy công hữu phải là nền tảng, Nhà nước phải là trụ cột, Nhà nước phải là trung tâm và doanh nghiệp quốc doanh phải là chủ đạo.

Vụ thua lỗ ở Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang chỉ là nhỏ nếu so sánh với mất mát, hoang phí ở những quy mô to lớn hơn rất nhiều khi một quốc gia không xem trọng một chế độ sở hữu rõ ràng. Sông có thể được kè đắp lấn xây thành đất dự án; biển, rừng, khoáng sản hết thảy đều có thể được phân lô khai thác vì lợi ích của các ông chủ tư nhân.

Dưới các phương thức hợp thời trang như BOT, đổi đất lấy công trình, đối tác công tư, của cải của quốc gia, nhất là công sản tích lũy từ nhiều đời nay, đang từng bước được tư hữu hóa trá hình, chuyển thành quyền tài sản tư của các nhóm có thế lực trong xã hội.

Để giảm bớt những hoang phí công sản, chí ít phải xác lập một chế độ sở hữu rõ ràng đối với công sản. Công ty xổ số là tài sản của chính quyền cấp tỉnh, cần tách bạch với sở hữu quốc gia.

Người dân Tiền Giang, thông qua các cơ quan đại diện, phải có quyền được biết, được bàn, được tham gia kiểm tra và quyết định khối công sản thuộc tỉnh mình. Cuối cùng thì hàng triệu người dân chính là cổ đông của các công ty quốc hữu.

Khi dân không biết quyền của mình, khi cơ quan dân cử lơ là, khi sở hữu của địa phương và trung ương không phân tách rõ, vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm, những nhóm có thế lực thừa cơ thâu tóm công sản mà chẳng phải lo bị truy cứu trách nhiệm cá nhân. Ở đâu và thời nào chẳng thế.

PHẠM DUY NGHĨA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar