07/12/2021 06:19 GMT+7

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trận Việt Nam - Lào: Do công ty nước ngoài?

TTO - Sau việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Lào trên kênh YouTube, nhiều báo gọi tên thủ phạm là một doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã ra thông báo khẳng định mình không liên quan.

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trận Việt Nam - Lào: Do công ty nước ngoài? - Ảnh 1.

Hình ảnh có lời giải thích về việc phải tắt tiếng Quốc ca Việt Nam - Ảnh chụp màn hình

Tối 6-12, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 ngoài câu chuyện bóng đá thì còn có một câu chuyện khác tác động mạnh tới cảm xúc của người xem: khi bản Quốc ca Việt Nam vang lên thì tiếng bị tắt trên một số kênh YouTube tiếp sóng trận đấu, kèm lời xin lỗi của kênh phát sóng.

Ngay sau trận đấu, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp màn hình kênh YouTube Next Sports phát hình ảnh các cầu thủ Việt Nam đang hát Quốc ca nhưng không có tiếng, kèm dòng xin lỗi: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm".

Nhiều bình luận giận dữ trên mạng xã hội "đổ tội" cho một doanh nghiệp "đánh gậy bản quyền" trên YouTube với ca khúc Tiến quân ca là nguyên nhân khiến khán giả không được nghe Quốc ca của đất nước mình vang lên trong một thời khắc thiêng liêng.

Lý do một số tờ báo và khán giả nghĩ ngay tới doanh nghiệp này là vì mới đây họ từng bị "tố" là "nhận vơ bản quyền Quốc ca".

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trận Việt Nam - Lào: Do công ty nước ngoài? - Ảnh 2.

Video trận đấu Việt Nam - Saudi Arabia của FPT Bóng đá Việt bị mất doanh thu vì sử dụng bản Quốc ca Việt Nam mà Naxos Digital Services US gắn bản quyền - Ảnh chụp màn hình

Nhưng doanh nghiệp trên đã khẳng định vụ việc tắt tiếng Quốc ca gây ồn ào trên mạng xã hội tối 6-12 không hề liên quan tới mình, cũng như không hề có bên nào "đánh bản quyền" bài hát Tiến quân ca.

Next Sports đã tự tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam để... phòng xa, tránh việc bản Quốc ca được phát trong trận đấu có thể không có bản quyền và khi phát trên YouTube sẽ bị bên sở hữu hợp pháp bản ghi "đánh bản quyền", khiến kênh bị mất doanh thu với video phát trận đấu này.

Theo phỏng đoán củadoanh nghiệp, Next Sports đã rút kinh nghiệm, phòng xa để tránh sự cố như với kênh FPT Bóng đá Việt mới đây.

Tối 16-11, kênh bóng đá này đã tiếp sóng trực tiếp (có bản quyền tiếp sóng) trận Việt Nam - Saudi Arabia thuộc vòng loại thứ 3 của World Cup 2022. Video đạt gần 4 triệu lượt xem sau khi trận đấu kết thúc và hiện nay là hơn 4 triệu lượt xem, nhưng kênh này đã bị mất tất cả doanh thu vì ban tổ chức trận đấu đã dùng bản ghi Tiến quân ca do Hãng đĩa Marco Polo sản xuất.

Vì vậy video trận đấu đã bị Naxos Digital Services US (thay mặt cho Hãng đĩa Marco Polo) thông báo xác nhận sở hữu bản quyền bản ghi Quốc ca Việt Nam. Video trận đấu vẫn được phát nhưng doanh thu thì tuột khỏi tay FPT.

Lúc đầu FPT cũng nhầm tưởng video phát trên kênh của mình bị doanh nghiệp "đánh gậy bản quyền" nên đã liên hệ với công ty này, nhưng sự thật thì bản ghi Quốc ca được sử dụng trong trận đấu thuộc sở hữu của một hãng đĩa nước ngoài.

"Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Tiến quân ca, cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật sở hữu trí tuệ, nếu bất kỳ ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kỹ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kỳ ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất", đại diện doanh nghiệp cho biết.

Vì sao quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Lào trên kênh YouTube?

TTO - Khi quốc ca Việt Nam vang lên trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 tối 6-12, tiếng của bản quốc ca Việt Nam đã bị tắt trên kênh YouTube.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar