20/10/2017 16:38 GMT+7

Quảng cáo chứa tin giả xuất hiện ngay trên trang kiểm chứng tin tức

TTO - Một sự cố “tréo ngoe” vừa xảy ra khi các quảng cáo chứa tin tức giả lại xuất hiện ngay trên các trang như Snopes hay Politifact.

Quảng cáo chứa tin giả xuất hiện ngay trên trang kiểm chứng tin tức - Ảnh 1.

Quảng cáo chứa tin tức giả xuất hiện trên trang Politifact tuần trước - Ảnh: CHỤP LẠI MÀN HÌNH

Theo báo New York Times, những quảng cáo này đi kèm với các tít báo giật gân như "phu nhân Melania Trump sẽ rời Nhà Trắng!", "ngôi sao Joanna Gaines đã bỏ chương trình HGTV của cô và bỏ luôn cả chồng, ông Chip Gaines, mục sư Joel Osteen sẽ bỏ vợ…

Tất cả những tin tức đó đều là giả. Nhưng điều đáng nói là hệ thống chạy quảng cáo tự động của Google đã để chúng xuất hiện trên những trang "không nên xuất hiện" chút nào là Politifact và Snopes, những trang web vốn được lập ra với mục tiêu đầu tiên là chống tin giả.

Những quảng cáo kiểu tin giả này rõ ràng nhằm mục tiêu câu kéo người dùng bấm chuột vào đó rồi đưa họ tới những trang web giả mạo được thiết kế có vẻ giống những trang tin tức chính thống kiểu như People và Vogue.

Với các quảng cáo tin giả chạy trên hai trang kiểm chứng tin tức Snopes và Politifact, chiêu trò này cũng được áp dụng tương tự để kéo độc giả tới một trang chỉ gồm những bức ảnh cỡ lớn của người nổi tiếng, một vài câu không có thông tin gì và rồi chuyển tới một quảng cáo loại kem chống lão hóa.

Những kẻ tung quảng cáo tin tức giả đã sử dụng hệ thống quảng cáo online AdWords của Google để đặt quảng cáo lên những trang web phù hợp với các thông số kỹ thuật. Hiện chưa rõ những đối tượng này có chủ động đặt quảng cáo tin giả của họ trên những trang kiểm chứng tin tức hay không.

Tuy nhiên với việc các hệ thống quảng cáo của Google đã có thể bị sử dụng để đặt những quảng cáo tin tức giả lên các trang web kiểu như Snopes hay Politifact, người ta không thể không nghi ngại về nguy cơ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới này bị lạm dụng để reo rắc, phát tán tin giả.

Trên thực tế, vấn đề này cũng đã từng gây lo ngại với nhiều công ty Internet. Bản thân Facebook, Twitter và Google đều đang bị điều tra về việc hệ thống quảng cáo tự động của họ đã bị phía Nga khai thác như thế nào trong việc phát tán các thông tin nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái.

Google từ chối giải thích những lý do cụ thể liên quan tới việc vì sao các quảng cáo tin tức giả lại xuất hiện trên các trang kiểm chứng tin tức.

Các tài khoản đã quảng cáo trên hai trang Snopes và Politifact đã bị chặn khỏi nền tảng quảng cáo của Google sau khi tờ NYT yêu cầu thông tin về họ.

Khi được cảnh báo về những quảng cáo chứa tin tức giả xuất hiện trên các trang web của mình, hai trang Snopes và Politifact cho biết họ có rất ít khả năng can thiệp và ngăn chặn việc này.

Quảng cáo AdSense của Google do các bên độc lập thực hiện các quảng cáo, quảng bá hàng hóa, dịch vụ trên các website sử dụng để bán quảng cáo hiển thị trên các trang của họ. Cách hoạt động của họ cũng vận hành bằng công cụ tự động.

Thường thì các bên mua quảng cáo cũng không chắc chắn về việc những quảng cáo của họ sẽ chạy ở đâu, đôi khi nó lại xuất hiện bên cạnh những nội dung không phù hợp hoặc vi phạm. Và các chủ sở hữu trang web cũng không biết những quảng cáo nào sẽ xuất hiện trên các trang của họ.

Ông Vinny Green, đồng sở hữu kiêm phó chủ tịch trang Snopes, cho biết tháng trước trang web của ông đã cố gắng lọc các quảng cáo không phù hợp trong số 150 triệu quảng cáo hiển thị trên trang của họ, nhưng sự việc vẫn rất phức tạp.

"Chúng tôi nắm rất ít quyền giám sát trực tiếp với những gì đang được thực hiện để lọc bỏ những quảng cáo tin tức giả xuất hiện trên trang của chúng tôi".

Trong khi đó giám đốc điều hành của trang Politifact, ông Aaron Sharockman, cho biết họ đang làm việc với Google để loại bỏ những quảng cáo gây tranh cãi trên trang của mình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar