08/05/2023 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quan tòa, ông là ai?

Bản án, chỉ riêng nó được quyền "nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" để phán xét trên tinh thần thực thi công lý.

Đây là quyền thiêng liêng, là trách nhiệm nặng nề. Cho nên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình huống nào thì vẫn phải đảm bảo tiêu chí "thấu tình, đạt lý". Bản án sẽ bị coi là thất bại nếu không đạt được giá trị này.

Quan tòa là người chấp bút cho bản án, quyết định thân phận bị cáo. Vậy, quan tòa phải là người thế nào?

Cách đây lâu lắm rồi, ngay từ thời nước ta mới bắt tay "xây dựng Nhà nước pháp quyền", có một thẩm phán tòa hình sự phúc thẩm tối cao từng dạy học trò: "Mở hồ sơ ra, điều trước tiên là phải đặt câu hỏi: Bị cáo có tội không?

Tiếp theo là nếu có tội thì có tình tiết nào để giảm nhẹ?". Theo ông, phạt tù bị cáo là điều bất đắc dĩ khi thấy nhất thiết phải làm, nhưng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không chỉ đơn giản là trừng phạt và nhốt một cá nhân vào trại giam, ngay cả những người thân của bị cáo cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.

Ông thẩm phán cấp cao nọ có cơ sở để nói như vậy. Thực tế cho thấy có không ít quan tòa luôn mặc định "ra tòa tức là có tội". Đôi khi, đôi lúc lại có những quan tòa thường quen nghĩ phải xử "tột khung" mới thể hiện được uy quyền.

Họ quên rằng mình là người cầm cân nảy mực, cần thận trọng trong từng động thái, phải bảo vệ cả bị hại lẫn bị cáo. Đặc biệt là giữ vững quyền độc lập khi phân tích, đánh giá, suy đoán trước lúc đưa ra kết luận.

Thế giới của quan tòa không chỉ là thượng tôn pháp luật, còn là thế giới của lòng tốt và xót thương. Dẫu là quan tòa vẫn là con người, vẫn phải để trong tiềm thức những rung cảm của đời thường, những độ nhạy mà hệ thống pháp luật chưa với tới hoặc chưa kịp cập nhật.

Nếu quan tòa chỉ biết tuân theo quy tắc một cách cứng nhắc thì đó là cái máy vô cảm, mất hẳn tính thực tiễn và sự nhân hậu.

Bản án thể hiện trình độ, đạo đức của quan tòa. Đáng tiếc, có một số bản án chỉ nhìn qua là thấy ngay tác giả của nó thiếu tâm, thiếu tầm.

Họ vận dụng điều kia khoản nọ để xử nặng bị cáo, nhưng lại làm ngơ trước những tình tiết giảm nhẹ như sai phạm nhỏ, hành vi ít nguy hiểm, thiệt hại không đáng kể và đã được khắc phục...

Chưa bàn tới chuyện đúng - sai, chỉ xét riêng về tính nhân văn, hiệu quả giáo dục thì những bản án như thế không thể thuyết phục được dư luận. Đó là chưa nói đến việc tước đoạt niềm tin và gây ra bao nỗi ám ảnh, sợ hãi.

Lẽ đương nhiên mức án dành cho bị cáo phải dựa theo quy định của pháp luật, nhưng cũng phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, cách nhìn nhận của quan tòa.

Công việc cao cả của quan tòa là không thể đồng lõa với tội phạm, càng không thể biến mình thành kẻ chống lại bị cáo một cách thô lỗ.

Quan tòa không là gỗ đá, cần đặt mình trong hoàn cảnh cả bị hại lẫn bị cáo, đồng thời thấu hiểu hơi thở cuộc sống vốn có nhiều cấu trúc nhạy cảm, rắc rối và chồng chéo.

Quan tòa - dứt khoát là người tài năng. Tuy nhiên, trên hết vẫn phải là nhân vật "đức cao vọng trọng", biết trừng phạt, biết bao dung, biết làm theo lương tri. Đó là tiền đề để tạo ra những bản án "tâm phục, khẩu phục".

Vụ cô giáo chiếm đoạt 45 triệu đồng bị tuyên 5 năm tù: Tùy thuộc nhận định của thẩm phán

Liên quan việc bà Lê Thị Dung (cựu giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) bị tuyên án 5 năm tù vì gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 45 triệu đồng trong sáu năm, các chuyên gia pháp nhận định như thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar