10/09/2020 13:23 GMT+7

Quan sát 10,3 triệu hành tinh, chưa thấy dấu hiệu sự sống

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học vừa hoàn thành cuộc tìm kiếm sâu rộng nhất từ trước tới nay về các nền văn minh ngoài Trái đất bằng cách quét khoảng 10,3 triệu ngôi sao bằng kính viễn vọng vô tuyến ở Úc, tuy nhiên họ chưa tìm thấy gì.

Quan sát 10,3 triệu hành tinh, chưa thấy dấu hiệu sự sống - Ảnh 1.

Kính viễn vọng vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía tây Úc - Ảnh: REUTERS

Để tìm kiếm bằng chứng về sự sống bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta, nhóm các nhà khoa học đã săn tìm "các tín hiệu công nghệ" như tín hiệu liên lạc có thể bắt nguồn từ người ngoài hành tinh.

Theo hãng tin Reuters ngày 10-9, bằng cách sử dụng kính viễn vọng vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía tây Úc, nhóm đã tìm kiếm các bức xạ vô tuyến tần số thấp - tương tự như tần số đài FM - từ các ngôi sao trong chòm sao Vela. 

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Publication of the Astronomical Society of Australia tuần này.

"Không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi không phát hiện điều gì. Vẫn còn rất nhiều biến số chưa biết" - nhà thiên văn học Chenoa Tremblay, thuộc bộ phận Khoa học vũ trụ và Thiên văn học của cơ quan khoa học quốc gia Úc - Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO), cho biết.

"Nghiên cứu về sự sống bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta là một thách thức lớn. Chúng tôi không biết khi nào, bằng cách nào, ở đâu hay loại tín hiệu nào chúng tôi có thể nhận được để chỉ ra rằng chúng ta không đơn độc trong thiên hà" - nhà thiên văn học Tremblay thêm.

Trong khi đó, nhà thiên văn học Steven Tingay của ĐH Curtin (Úc) cho biết cuộc tìm kiếm lần này sâu và rộng hơn gấp 100 lần so với trước đây nhưng vẫn chỉ mới bao quát một số ít ngôi sao trong vũ trụ.

"Mười triệu ngôi sao nghe có vẻ nhiều. Tuy nhiên, theo ước tính của chúng tôi thì có khoảng 100 tỉ ngôi sao trong dải ngân hà. Vì vậy chúng ta chỉ mới xem xét một phần nhỏ thiên hà của mình" - ông Tremblay nhìn nhận.

Theo ông Tingay, điều quan trọng là chúng ta phải không ngừng cải tiến kỹ thuật và luôn tìm kiếm sâu và xa hơn nữa. 

"Luôn có một cơ hội rằng lần quan sát kế tiếp sẽ là lần quan sát được điều gì đó, ngay cả khi bạn không mong đợi sẽ tìm kiếm được gì. Khoa học có thể gây ngạc nhiên, do đó điều quan trọng là tiếp tục tìm kiếm" - ông Tingay chia sẻ.

Đài thiên văn lớn nhất thế giới ngừng hoạt động, có thể lỡ nhiều sự kiện quan trọng

TTO - Đài thiên văn ALMA tại Chile buộc phải ngưng hoạt động dài hạn do COVID-19 và có thể bỏ lỡ nhiều sự kiện vũ trụ quan trọng.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar