02/01/2014 06:05 GMT+7

Quản con bằng điện thoại: nên không?

ĐẶNG HẰNG
ĐẶNG HẰNG

TT - Khi con gái tôi vào lớp 6, tôi bắt đầu theo sát con. Sợ con chơi bời theo chúng bạn nên tôi tranh thủ dậy sớm đưa con đi học, buổi chiều lại đến trường đón con về. Nhưng vì lịch học của con dày đặc, tôi lại phải đi làm nên sau đó tôi chủ yếu để con tự đi học bằng xe buýt, có gì cứ liên lạc với cô giáo qua điện thoại. Tôi cứ nghĩ như vậy là tốt, là yên tâm mà không biết rằng mình đang quản con đến nghẹt thở.

Người mẹ nào chả thương con. Chính vì ý nghĩ ấy nên lúc nào tôi cũng đinh ninh rằng quản con chặt một chút chẳng sao chứ hở ra con hư hỏng, đổ đốn chỉ biết kêu trời. Thế nên khi con xin mẹ điện thoại để tiện liên lạc bài vở với thầy cô giáo và bạn bè, tôi nhất trí ngay. Tôi nghĩ quản con bằng điện thoại cũng hay. Cứ tin nhắn hay cuộc gọi đến điện thoại của con gái là tôi nghĩ ngay đến việc bạn bè rủ rê con đi chơi hay con hẹn hò với cậu bạn nào đó. Tôi yêu cầu con phải báo cáo rõ ràng từng người.

Vậy nên bạn bè của con gái tôi có những ai, tên gì, số điện thoại, bố mẹ làm nghề gì, nhà ở đâu... đều được tôi nắm chắc trong lòng bàn tay. Tôi luôn cố gắng răn dạy con tất cả có thể như tìm bạn mà chơi, ra đường đừng dễ tin người. Tôi trở thành xe ôm, là vệ sĩ của con lúc nào cũng không hay nữa.

Hôm nào con đi học về muộn hoặc không ăn cơm tối ở nhà, tôi sẽ điện ngay cho bạn thân hoặc cô giáo của con để kiểm tra, xác minh xem có đúng là con đang học hay không. Có lần con gái tôi phản ứng: “Mẹ đừng làm bảo mẫu của con nữa. Con mệt mỏi lắm rồi”. Tất nhiên không đời nào tôi buông tay con vì buông tay là con sa ngã ngay. Nhưng ở trên lớp, con gái tôi bị quy vào trường hợp đặc biệt có “bảo mẫu” đi theo hộ tống khiến con nhiều phen xấu hổ (điều này giờ tôi mới biết).

Tôi không biết rằng việc gọi điện cho bạn bè của con thường xuyên để kiểm tra, dù là quan tâm đến con, lại khiến con khó xử, xấu hổ với bạn bè như thế. Mặt khác, có lẽ vì tôi gọi điện quá nhiều nên cô giáo chủ nhiệm và bộ môn của con có vẻ khó chịu. Tôi gọi cho cô trong cả giờ học để dò la tin tức về thái độ học tập của con có nghiêm túc hay không. Có lần thấy con đi học về muộn, tôi gọi hỏi con: “Ai còn dạy con giờ này nữa?”. Con tôi trả lời ngay: “Con rất xấu hổ vì mẹ đã hành động như thế”. Trước thái độ bất ngờ của tôi, con nói tiếp: “Mẹ gọi điện cho cô giáo dạy hóa cứ như chất vấn cô làm cả lớp nhìn vào con cười. Suốt ngày bạn bè gọi mẹ là vệ sĩ của con đấy”.

Tôi giật mình vì sự nhiệt tình của mình khi đến lớp gặp cô giáo hay gọi điện cho thầy, cô giáo để thăm dò tình hình học tập của con bấy lâu lại phản tác dụng đến vậy. Có phải vì sự quan tâm thái quá khiến con bị... miễn dịch?

ĐẶNG HẰNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar