13/02/2023 14:45 GMT+7

Quan chức y tế Trung Quốc kêu gọi tham khảo kinh nghiệm tăng tỉ lệ sinh

Một quan chức y tế cấp cao của Trung Quốc kêu gọi chính phủ nước này phải học hỏi theo các quốc gia khác trong việc tăng tỉ lệ sinh.

Quan chức y tế Trung Quốc kêu gọi tham khảo kinh nghiệm tăng tỉ lệ sinh - Ảnh 1.

Theo một quan chức y tế cấp cao Trung Quốc, nước này nên tham khảo cách những quốc gia khác vượt qua sự suy giảm tỉ lệ sinh - Ảnh: SCMP

Theo báo South China Morning Post, ông Yang Wen Zhuang, người đứng đầu Cục Giám sát dân số và Phát triển gia đình thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), đã kêu gọi chính quyền cần phải nỗ lực tiếp thu kinh nghiệm từ các nước khác trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với mức giảm tỉ lệ sinh cũng như những thay đổi cực đoan về nhân khẩu học.

Cụ thể, các nghiên cứu đã cho thấy thời điểm các nước châu Âu bắt đầu triển khai những biện pháp hỗ trợ sinh sản, tỉ lệ sinh được ghi nhận ở mức 1,5 con/phụ nữ và tỉ lệ này dần phục hồi sau khoảng 10 năm.

Theo quan điểm của ông Yang, nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh ở Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn ở mức thấp là do sự can thiệp chậm trễ và hành động yếu ớt, thiếu quyết liệt trong việc giải quyết vấn đề của chính phủ.

Ngoài ra, ông cũng kêu gọi chính quyền các cấp ở Trung Quốc phải nhanh chóng nắm bắt kịp thời cơ hội trong "giai đoạn vàng" tính từ năm 2021 đến 2025 để đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và khởi xướng các biện pháp cần thiết.

“Các chính quyền địa phương cần được khuyến khích tích cực khám phá, tìm tòi các phương án cũng như mạnh dạn đổi mới các chính sách hiện có góp phần giảm chi phí sinh con, nuôi dạy và giáo dục con cái”, ông Yang nói.

Vì sao tỉ lệ sinh giảm tại Trung Quốc?

Theo ông Yang, chi phí sinh con và nuôi dạy con cao vẫn là yếu tố cơ bản khiến nhiều gia đình Trung Quốc ngần ngại có con.

Hơn nữa, những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự nghiệp của phụ nữ sau khi sinh con cũng khiến nhiều người ngần ngại.

Nhà kinh tế học Trung Quốc Ren Ze Ping cũng đã đề xuất rằng độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Trung Quốc hiện đang ở mức cao nhất thế giới và nên được hạ xuống 18 tuổi, thay vì 22 tuổi như hiện tại đối với nam và 20 tuổi đối với nữ.

Nhiều trường mầm non tư thục có nguy cơ đóng cửa

Nhiều trường mầm non tư thục tại Trung Quốc lao đao do thiếu học sinh và chật vật vì không đủ chi phí duy trì cơ sở vật chất - Ảnh: SCMP

Nhiều trường mầm non tư thục tại Trung Quốc lao đao do thiếu học sinh và chật vật vì không đủ chi phí duy trì hoạt động - Ảnh: SCMP

Tại đất nước tỉ dân, số trường mầm non tư thục chiếm hơn một nửa tổng số trường mầm non và thường có học phí đắt hơn so với các trường công lập.

Nhưng hiện nay rất nhiều trường mầm non tư thục tại Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng vì quá ít học sinh.

Bên cạnh đó, việc thiếu kinh phí nhà nước và sự giám sát ngày càng chặt chẽ từ chính phủ càng khiến các trường mầm non tư thục lao đao.

Theo một báo cáo được công bố năm 2022 của Viện Nghiên cứu giáo dục Sunglory có trụ sở tại Bắc Kinh, ước tính khoảng 30% đến 50% trường mẫu giáo tư thục đã ngừng hoạt động vào năm 2030 vì số học sinh giảm sút và khó khăn về tài chính.

Vì sao dân số Trung Quốc lần đầu giảm trong hơn 60 năm?

Chuyên gia Trung Quốc nói rằng dân số Trung Quốc giảm là kết quả tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế và xã hội, tương tự như quỹ đạo tăng trưởng dân số của Mỹ, Nhật Bản và các nước ở châu Âu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar