27/11/2013 18:34 GMT+7

Qualcomm bị Trung Quốc điều tra tội độc quyền

THÚY QUỲNH
THÚY QUỲNH

TTO - Qualcomm cho biết vừa bị cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc điều tra, giữa lúc nước này đang chuẩn bị nâng cấp hệ thống mạng di động quốc gia lên chuẩn 4G.

Phóng to
Ảnh minh họa: Internet

Qualcomm hiện là nhà sản xuất vi xử lý dành cho thiết bị di động lớn nhất thế giới, với khách hàng bao gồm các tên tuổi lớn như Apple và Samsung, đồng thời dẫn đầu công nghệ LTE, vốn đang được các nhà mạng viễn thông Trung Quốc sử dụng.

Theo Wall Street Journal, Qualcomm thu phí bản quyền đối với các nhà sản xuất thiết bị di động sử dụng vi xử lý của mình, vốn là mảng kinh doanh đã và đang châm ngòi cho nhiều vụ tố tụng xoay quanh cáo buộc chống độc quyền tại các thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Mới đây, đến lượt Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết đã bắt đầu cuộc điều tra với cáo buộc tương tự nhằm vào Qualcomm, đồng thời cho biết nội dung cuộc điều tra là "tối mật".

Wall Street Journal phân tích cuộc điều tra nhằm vào Qualcomm đến đúng vào thời điểm đang gia tăng căng thẳng về an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi quốc gia đông dân nhất thế giới tỏ ra tích cực trong việc vận dụng bộ luật chống độc quyền mới được soạn thảo cách đây 5 năm để "dìm" giá nhiều sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, từ xe hơi cho đến sữa trẻ em.

Reuters có nhận định khác về vụ việc, khi phân tích đây là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà mạng trong nước đàm phán tiền bản quyền với Qualcomm, trong bối cảnh các ông lớn China Mobile, China Unicom và China Telecom đầu tư tổng cộng 16,4 tỉ USD để nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng lên chuẩn 4G, vốn sẽ ra mắt trên toàn Trung Quốc vào năm sau.

"Đây là thương vụ siêu hời cho Qualcomm. Vì trong 6-9 tháng đầu tiên, Qualcomm sẽ là nhà cung cấp duy nhất loại vi xử lý dùng được cả mạng 4G lẫn 3G tại Trung Quốc" - Alen Lin, chuyên gia phân tích viễn thông tại BNP Paribas ở Hong Kong, cho biết.

Nhiều năm trở lại đây, chính quyền Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực công nghệ, tạo ra nhiều thương hiệu khổng lồ như Huawei và ZTE, như một phần trong tham vọng đưa Trung Quốc thoát khỏi cảnh phụ thuộc truyền thống vào lĩnh vực gia công rẻ mạt để trở thành một quốc gia có nền công nghệ phát triển, đủ sức cạnh tranh toàn cầu.

Về phần mình, Qualcomm hiện nắm giữ 53% thị phần toàn cầu cho sản phẩm vi xử lý di động (số liệu quý 2-2013 của Strategy Analytics). Đối với dòng vi xử lý hỗ trợ công nghệ LTE, ông Will Strauss (chuyên gia phân tích của Forward Concepts) ước tính thị phần của Qualcomm vượt mức hơn 98% trong năm 2012. Trong khi đó, những nhà sản xuất smartphone muốn kết hợp LTE với công nghệ cũ hơn lại đối mặt nguy cơ trả tiền bản quyền cho Qualcomm.

"Rất nhiều người không thích điều này", ông Strauss cho biết.

"Cùng đợt" với Qualcomm còn có 5 tập đoàn lớn khác thuộc các lĩnh vực hàng không, hóa phẩm tiêu dùng, phương tiện vận tải, dược phẩm và điện tử gia dụng cũng bị NDRC điều tra cáo buộc độc quyền.

THÚY QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar