11/12/2016 08:31 GMT+7

Quà tặng mang ý nghĩa tinh thần, biếu tiền là hối lộ

QUỲNH TRUNG ghi
QUỲNH TRUNG ghi

TTO - Bà ANKE VAN LANCKER - bí thư thứ nhất Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Hà Nội cho rằng ở Bỉ biếu tiền không phải là văn hóa tặng quà. Khi bạn cố gắng đưa tiền cho một ai đó, đều là hành vi hối lộ.

Làm cán bộ, công chức phải biết “giữ mình”. Trong ảnh: thi tuyển công chức tại Học viện Cán bộ TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Gần đây, qua báo chí tôi được biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo dịp Tết Nguyên đán không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén quà, không phong bì. Thông qua Tuổi Trẻ, tôi có vài chia sẻ về vấn đề này.

Thấy quà có giá trị cao phải báo cấp trên

Quà tặng trong những dịp lễ ở phương Tây chỉ mang giá trị tinh thần. Ở phương Tây, những dịp lễ lớn như Giáng sinh hoặc Tết Dương lịch, mọi người bao gồm bạn bè, đồng nghiệp, sếp và nhân viên trong các cơ quan công quyền... thường tặng nhau món quà nhỏ như sôcôla hay bánh quy..., tuyệt đối không tặng tiền cho nhau.

Chúng tôi quan niệm rằng bất kỳ khi nào bạn tặng quà cho ai đó để đạt được mục đích gì đó, như thăng quan tiến chức, thì đó chính là hành vi tham nhũng. Khi bạn cố gắng đưa tiền cho một ai đó, dù thụ động hay chủ động, đều là hành vi hối lộ và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Ví dụ như nếu ai đó ở Việt Nam tặng chúng tôi một món quà có giá trị cao, ngụ ý nhờ chúng tôi hỗ trợ làm visa giúp. Khi phát hiện món quà này có giá trị vượt quá mức quy định, chúng tôi sẽ ngay lập tức báo cáo lên cấp trên xin ý kiến xử lý trường hợp này.

Thông thường, chúng tôi sẽ viết email từ chối gửi đến người tặng và xin trả lại món quà này ngay lập tức. Ngay cả khi một công ty nào đó đề nghị tài trợ cho một sự kiện của sứ quán, chúng tôi sẽ phải ký rõ hợp đồng với nhà tài trợ, quy định rõ không nhận tiền tài trợ mà chỉ nhận những sản phẩm tài trợ từ họ như bia, sôcôla...

Tôi không nói tất cả công chức ở Bỉ là trung thực. Quan trọng là phải có cơ chế và quy định chặt chẽ để ngăn cản họ tham nhũng. Ở Bỉ, chúng tôi có một bộ quy tắc đạo đức áp dụng cho tất cả công chức.

Bà Anke Van Lancker - Ảnh: Q.TR.
Chúng tôi quan niệm rằng bất kỳ khi nào bạn tặng quà cho ai đó để đạt được mục đích gì đó, như thăng quan tiến chức, thì đó chính là hành vi tham nhũng

Quy tắc liêm chính

Ở Bỉ, tất cả công bộc của dân phải tuân theo bộ quy tắc đạo đức được tóm gọn trong 4 chữ bao gồm: Respect (Tôn trọng), Impartiality (Không thiên vị), Professionalism (Chuyên nghiệp) và Loyalty (Trung thành).

Trong đó không thiên vị nghĩa là giữ thái độ trung lập, không thể nhận quà, đặc biệt là tiền, từ người khác. Công chức có thể nhận và tặng quà với điều kiện đây chỉ là những món quà nhỏ, mang ý nghĩa tinh thần và không có giá trị vượt quá mức quy định.

Người đứng đầu các bộ ngành, cơ quan công quyền ở Bỉ có nhiệm vụ phổ biến các quy tắc này cho cấp dưới để góp phần nâng cao nhận thức về sự liêm chính. Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi nhấn mạnh rằng các nhân viên Bộ Ngoại giao, hình ảnh của đất nước bên ngoài nước Bỉ, phải là một tấm gương đi đầu trong việc thực hiện liêm chính.

Ngoài ra, chúng tôi có một văn phòng độc lập gọi là “Đạo đức trong dịch vụ công”, chuyên hỗ trợ lãnh đạo các cơ quan nhà nước nâng cao nhận thức về liêm chính cho toàn thể nhân viên. Theo đó, mỗi bộ ngành phải tiến cử một công chức là “nhân viên liêm chính”.

Người này phải được mọi người tín nhiệm cao. Mọi người có thể thoải mái chia sẻ và gửi đơn tố giác hành vi sai trái đến người này mà không sợ bị lộ. “Nhân viên liêm chính” này nếu phát hiện ai đó nhận quá nhiều quà giá trị thì sẽ bí mật báo cho cấp trên và những người liên quan. “Người thổi còi” này được pháp luật bảo vệ.

Chúng tôi còn có một văn phòng chuyên xử lý các đơn khiếu nại về những công chức vi phạm bộ quy tắc đạo đức. Văn phòng này có quy trình cụ thể xử lý từng trường hợp một và có thể ra quyết định tiến hành điều tra một trường hợp nghi vấn nhận hối lộ hoặc tham nhũng.

Khi có một vụ việc nghiêm trọng có liên quan đến bộ luật hình sự, văn phòng này sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho văn phòng công tố và văn phòng công tố sẽ thu thập chứng cứ trước khi đưa ra một tòa án độc lập.

Dựa trên mức độ vi phạm, công chức có thể bị sa thải hoặc đình chỉ nhiệm vụ, hoặc hình phạt nặng hơn là đi tù. Ví dụ, theo luật pháp của Bỉ, những người hối lộ công chức có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, trong khi công chức nhận hối lộ có thể bị phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù.

Những công chức làm việc ở nước ngoài và cảnh sát đều phải nhận mức tù hoặc phạt hành chính cao hơn những công chức ở các bộ ngành trong nước cho cùng lỗi vi phạm.

Tất cả những ai vi phạm bộ quy tắc đạo đức đều sẽ bị phạt, dù đó chỉ là hành vi vi phạm nhỏ. Ví dụ, gần đây nhiều công chức Bỉ bị phạt hoặc đình chỉ công việc vì sử dụng tiền thuế của người dân không hiệu quả.

Hay mới nhất là một nhân viên thực tập tại Bộ Ngoại giao Bỉ ở thủ đô Brussels bị sa thải vì đăng ảnh tiệc tùng say xỉn lên mạng xã hội - một hành vi đi ngược lại quy định về đạo đức của công chức trong Bộ Ngoại giao.

Bà ANKE VAN LANCKER 
(bí thư thứ nhất Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Hà Nội)

QUỲNH TRUNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Cầu 220 tỉ ở Quảng Nam thi công 'rùa bò', gia hạn 8 lần vẫn chưa xong

Dự án cầu Tam Tiến và đường dẫn ở huyện Núi Thành sau nhiều năm thi công 'rùa bò', gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến 8 lần, đến nay vẫn dở dang.

Cầu 220 tỉ ở Quảng Nam thi công 'rùa bò', gia hạn 8 lần vẫn chưa xong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar