30/10/2016 09:15 GMT+7

Nhà đầu tư nhìn vô các TP lớn mới tính chuyện rót vốn

N.BÌNH ghi
N.BÌNH ghi

TTO - Trước thông tin có phương án cắt giảm tỉ lệ điều tiết ngân sách của một số địa phương như TP.HCM, các nhà đầu tư rất quan tâm vì họ thường kỳ vọng các chính sách thu hút đầu tư ở những TP lớn phải ổn định, lâu dài.

Nhiều ý kiến lo ngại nếu ngân sách được giữ lại cho TP.HCM tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến các công trình giảm kẹt xe. Trong ảnh là cảnh xe cộ chen chúc trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thực tế là các nhà đầu tư khi vào VN vẫn thường chọn những TP lớn như TP.HCM hay Hà Nội để đầu tư, sau đó mới lan ra các TP nhỏ hơn như Đà Nẵng, Hải Phòng...

Muốn thu hút đầu tư phải cải thiện cơ sở hạ tầng

Gần đây đang dấy lên một số lo lắng liệu các TP lớn có thay đổi chính sách đầu tư xã hội, hạ tầng khi tỉ lệ điều tiết ngân sách bị cắt giảm, hay nói cách khác nguồn lực đầu tư bị hạn chế đi? Rõ ràng điều quan trọng trong thu hút đầu tư là cơ sở hạ tầng cần phải được cải thiện.

Cả TP.HCM và Hà Nội đều là những TP dẫn đầu của VN, nhưng đều gặp phải vấn đề ùn tắc giao thông và năng lượng. Các nhà đầu tư nước ngoài đang ở TP.HCM đều muốn nhìn thấy hệ thống giao thông vận tải ở đây được cải thiện.

VN đang tiến tới quốc gia 100 triệu dân nên cũng cần nghĩ đến việc đầu tư phát triển cho những TP xếp ngay sau Hà Nội hay TP.HCM như TP Đà Nẵng... Một phần nào đó trong câu chuyện cắt giảm tỉ lệ điều tiết ở các TP lớn là muốn có sự phát triển đồng đều về môi trường cho nhiều địa phương.

Tôi hiểu VN có nhu cầu tập trung phát triển theo bề rộng, các TP khác cũng cần được đầu tư và phát triển trong quá trình này. Nhưng giải quyết trước mắt những vấn đề hạ tầng, xã hội mà các TP lớn đang phải đối mặt cũng cấp bách, có như vậy các TP này mới đảm bảo phát triển mạnh hơn, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn.

VN hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế như nợ công cao và tăng nhanh, hay tình hình xử lý nợ xấu... Có thể những yếu tố này sẽ làm dấy lên nhiều lo ngại, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không nhìn vào đó để quyết định chiến lược đầu tư của mình. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá VN là điểm đến đầy hấp dẫn, đặc biệt là thị trường vốn.

Chính phủ VN đang rất nỗ lực cải thiện lẫn cải cách thủ tục hành chính, mở cửa tự do hơn cho một số lĩnh vực đầu tư, chẳng hạn gần đây là các chính sách liên quan đến bất động sản. Luôn luôn có những khoảng trống chính sách để Chính phủ có thể làm tốt hơn nữa, tự do hóa sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư vào VN nhiều hơn.

Cần chính sách ổn định, lâu dài

Chúng tôi cũng hiểu Chính phủ luôn muốn có một mức độ kiểm soát nhất định nhằm tránh những tình huống dòng vốn đầu tư nước ngoài “tràn vào nhiều rồi rút ra cũng nhanh”. Nhưng chúng ta đều thừa nhận khi có được tự do hóa nhiều hơn, những hoạt động đầu tư lâu dài sẽ duy trì.

Trong bối cảnh đó, điều mà tất cả các nhà đầu tư cần là hệ thống chính sách pháp lý phải chắc chắn và dễ đoán trước. Các nhà đầu tư cần biết các nguyên tắc luật là gì, quy định đó như thế nào và được áp dụng một cách minh bạch, công bằng khi đầu tư vào VN.

Luật sư Tom Vaizey - Ảnh: NHƯ BÌNH

Phải có tầm nhìn lâu dài

Việc nuôi dưỡng nguồn lực cho các TP lớn, đầu tàu rất quan trọng vì nó còn gắn với các kế hoạch phát triển đô thị. Tôi ví dụ tại thời điểm hiện nay, ở nước Anh - quê hương tôi, chính phủ trung ương đã trì hoãn rất lâu việc cải thiện hạ tầng sân bay ở thủ đô London.

Hậu quả là các nhà đầu tư cho rằng hiện London đang phải gánh chịu sự ùn tắc, không thể gia tăng được lưu lượng vận chuyển hàng không trước nhu cầu phát triển của thực tế.

Bài học ở đây là chính phủ cần có tầm nhìn lâu dài về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch phát triển đô thị, muốn vậy chúng ta phải cho các TP lớn nguồn lực đầu tư, phải tái đầu tư chứ không thể dùng các TP này chỉ như là “những con gà đẻ trứng”.

Kinh nghiệm trong khu vực ASEAN là Bangkok của Thái Lan, hiện đang có sự dịch chuyển từ đầu tư hạ tầng đường sá cho xe cộ sang hệ thống metro.

Một vấn đề nữa, theo cảm nhận của tôi ở TP.HCM là khoảng thời gian từ phê chuẩn một dự án xây dựng liên quan đến thời gian xin giấy phép thường kéo dài rất lâu, phải chờ đợi dù thực tế thời gian xây dựng rất nhanh.

Chưa kể nhu cầu duy trì năng lượng để phục vụ cho người dân và nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp hiện cũng rất cao. Trong khi đó, thời gian để phê chuẩn những dự án về năng lượng điện cũng là một mối quan ngại. Hiện nay các nhà đầu tư rất quan tâm đến dự án năng lượng tái tạo.

Chỉ mới liệt kê một vài gạch đầu dòng đã thấy các TP lớn như TP.HCM có quá nhiều việc để làm. Tôi nghĩ lúc này Chính phủ trung ương cần đảm bảo cho TP.HCM thực hiện được các kế hoạch dài hạn mà họ đã đề ra, tạo động lực để họ phát triển và quay trở lại đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung.

Luật sư TOM VAIZEY
(người Anh, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital)

N.BÌNH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar