10/08/2021 08:30 GMT+7

Quả ngọt trong hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào

DIỆU LINH
DIỆU LINH

Với nền tảng quan hệ hợp tác chính trị tốt đẹp, quan hệ hợp tác kinh tế - đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào.

Quả ngọt trong hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào - Ảnh 1.

Người dân đang đăng ký thuê bao Unitel tại Lào - Ảnh: D.LINH

Đồng hành với sự phát triển bền vững của nước bạn

Thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam -Lào không ngừng phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng không ngừng được mở rộng, đi vào chiều sâu.

Hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã và đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển bền vững, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Có thể kể tới các dự án của Hoàng Anh Gia lai giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 người dân lao động tại Lào, Unitel (thương hiệu Viettel tại Lào) tạo công ăn việc làm cho hơn 25.000 lao động Lào… 

Tổng số vốn đầu tư cho an sinh xã hội mà các doanh nghiệp Việt Nam triển khai tại Lào đến nay đạt xấp xỉ 71 triệu USD, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà cho bà con nghèo vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam như Viettel… đang không chỉ là các nhà đầu tư, mà còn là các đầu tàu hỗ trợ chính phủ Lào trong trong chuyển đổi số và xây dựng chính phủ điện tử. Điển hình như Unitel - Viettel đã đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ, người dân Lào trong nhiều hoạt động như: Hỗ trợ cho chính phủ Lào trong chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng chính phủ điện tử với tổng giá trị trên 3,3 triệu USD; tài trợ hơn 27 triệu USD Internet miễn phí cho gần 1000 trường học, đào tạo hàng trăm nhân sự chất lượng cao CNTT - viễn thông cho Lào, hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng lũ lụt thiên tai..

Đặc biệt, trong dịch bệnh COVID-19 bùng phát các doanh nghiệp Việt Nam đã đồng lòng, chung sức hỗ trợ chính phủ và nhân dân Lào phòng chống dịch bệnh như: Star Telecom (Unitel) hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng, Hoàng Anh Gia Lai (100.000 USD), LaoVietBank (hơn 10.000 USD), Khai thác mỏ Sakai (hơn 22.000 USD)…

Điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Lào

Lào đang là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, với tổng vốn chiếm gần 31% vốn đầu tư ra nước ngoài. 

Còn tại Lào, Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 3 với các lĩnh vực nổi bật là viễn thông, nông nghiệp và năng lượng. Điển hình là các dự án như Unitel của Viettel; siêu dự án 500 triệu USD của Vinamilk; loạt dự án trồng cao su, cọ dầu, sân bay của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; hay Dự án Thủy điện Xekamản 1... Tất cả đang là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác toàn diện, thiết thực, hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân 2 nước.

Dự án viễn thông Unitel, Liên doanh giữa Viettel và chính phủ Lào sau 12 năm đã là nhà mạng số 1 tại thị trường Lào với 57% thị phần.

Nếu như trước đây Lào được biết đến là một trong những "vùng trắng viễn thông", thì kể từ khi Unitel có mặt, số lượng người dân tiếp cận với di động đã tăng 6 lần, từ 18% lên 100%. 

Viễn thông đã phủ sóng khắp đất nước, trong đó Unitel đã đóng góp hạ tầng mạng lưới lớn nhất, phủ sóng tới 100% các mường của Lào, trong đó 4G phủ sóng tới 70% (các thủ phủ là hơn 96%). 

Quả ngọt trong hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào - Ảnh 2.

Lễ khai trương mạng đi động Unitel - Ảnh: D.LINH

Hiện tại, Unitel có tổng doanh thu lũy kế đạt hơn 2 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt khoảng 777 triệu USD. Dự án Unitel đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 553 triệu USD và mang lại lợi nhuận cho Lào 306 triệu USD.

Có thể thấy rằng, lĩnh vực đầu tư đang trở thành một "đại sứ kinh tế" quan trọng trong mối mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Hy vọng rằng, thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm những dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, tiếp tục mang đến nhiều lợi ích thiết thực, bền vững cho nhân dân các bộ tộc Lào, để cho mối quan hệ Việt - Lào ngày càng thêm nhiều "hoa thơm, trái ngọt" hơn nữa.

Giai đoạn 2016-2020, kim ngạch thương mại Việt - Lào có sự tăng trưởng ổn định, đến nay đã đạt mục tiêu trên 1 tỷ USD/năm. Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 570,7 triệu USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19).

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 280,3 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 290,4 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2020.

* Theo Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi - Bộ Công Thương

DIỆU LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar