20/11/2015 16:01 GMT+7

​Quá khứ bất hảo của các nghi phạm khủng bố Paris

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TTO - Hút thuốc, uống rượu hay thậm chí là buôn ma túy và kinh doanh vũ trường đều là những “chiến tích” trong quá khứ tù tội và bất hảo của những kẻ tắm máu Paris hôm 13-11.

Abdelhamid Abaaoud - kẻ chủ mưu cuộc tấn công khủng bố ở Paris - Ảnh: AFP

 

Chưa từng bước chân vào nhà thờ Hồi giáo

Theo Sputnike News, hai anh em Abdeslam là Brhim và Salah đều đang sở hữu một vũ trường ở Brussels tên là Les Beguines. Theo giới chức trách Bỉ, vũ trường này hiện đang bị đóng cửa do tình nghi có chứa ma túy.

Bên cạnh đó, AFP còn cho biết thêm địa điểm này rất nổi tiếng trong giới chiến binh thánh chiến, là nơi tàng trữ và tiêu thụ nhiều loại thuốc gây ảo giác bị cấm.

“Chúng (những kẻ khủng bố) hút thuốc và uống rượu rất nhiều” - một người đàn ông địa phương tên Youssef cho biết.

“Vào ngày thứ sáu - ngày cầu nguyện hằng tuần của những người Hồi giáo, họ thường lên sân thượng hút thuốc. Tôi chưa từng nhìn thấy họ đi đến nhà thờ Hồi giáo nào” - Karim, một thanh niên sống ở căn hộ phía trên vũ trường, cho biết.

“Họ không thực thi giáo luật của đạo Hồi. Họ không nuôi râu, họ mặc quần jean, đi giày thể thao và cũng uống bia như bao người khác” - một người bạn của cặp anh em cho biết.

“Cuộc sống của họ cũng như bao người trẻ tuổi khác: thích đá bóng, đi vũ trường, và trở lại với các cô gái” - anh này nói thêm.

Với lối sống đi ngược lại giáo luật đạo Hồi là Sharia, việc hai anh em Abdeslam bị quy kết là phần tử Hồi giáo cực đoan đã khiến nhiều người quen biết họ không khỏi bất ngờ.

Gia đình và bạn bè hai anh em cho biết họ rất có khả năng bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan bởi Abdelhamid Abaaoud, kẻ chủ mưu gây ra vụ thảm sát. Tuy vậy, theo giới chức trách, Abaaoud cũng không được cho là một người mộ đạo.

Hasna Aitboulahcen, em họ của Abaaoud, nữ khủng bố duy nhất trong cuộc tấn công - Ảnh: ABC News

Quá khứ tù tội

Abaaoud lớn lên trong khu phố Molenbeek ở Brussel, một khu dân cư lao động nơi từng có nhóm cực đoan Shariah4Belgium hoạt động rất tích cực nhằm chiêu mộ những thanh niên có tư tưởng bất mãn, khó hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. 

Tại Molenbeek, Abaaoud theo học tại một trường học Công giáo thời gian ngắn trước khi bị bắt vì tội ăn cắp vặt năm 2011. Bên cạnh đó, hắn còn tham gia nhiều vụ cướp có vũ trang trong khu vực.

Giới chức an ninh Bỉ bắt đầu theo dõi Abaaoud từ tháng 3-2014 sau khi tên này xuất hiện trong một đoạn băng video quay cảnh hắn đi cạnh một chiếc xe bán tải kéo lê nhiều thi thể về phía một hố chôn tập thể ở Syria.

Khoảng sáu tháng sau đó, những bức ảnh xuất hiện trên mạng Internet cũng cho thấy cảnh Abaaoud dụ dỗ đứa em trai Younes 13 tuổi tới Syria để tham gia thánh chiến. Hắn cũng bị cho là có âm mưu tấn công một nhà thờ ở Pháp hồi tháng 4, và có liên quan đến vụ tấn công bất thành nhằm vào một đoàn tàu cao tốc hướng về Paris tháng 8.

Tháng 7-2015, Abaaoud bị tòa án Bỉ kết án 20 năm tù giam vì có âm mưu tấn công cảnh sát. Cùng bị kết án với hắn còn có 31 chiến binh thánh chiến khác.

Với quá khứ tội lỗi đó, chính quyền Pháp nghi ngờ rằng Abaaoud chính là người đã tiêm nhiễm vào đầu óc anh em Abdeslam khái niệm taqiyya - chiến lược mà IS dùng để che đậy cho các hành vi sử dụng rượu và ma túy cho hành động “tử vì đạo”.

Cũng như những “đồng đội” của mình, Hasna Aitboulahcen, người phụ nữ duy nhất trong cuộc tấn công Paris hôm 13-11, cũng có một cuộc sống "bất lương": uống rượu, sử dụng ma túy và hiếm khi đến nhà thờ.

Theo thông tin từ AP, Aitboulahcen từng bị cảnh sát Pháp theo dõi vì có liên quan đến một vụ buôn bán ma túy và hoạt động của ả đã dẫn chính quyền thủ đô theo sát khu căn hộ Saint-Denis, nơi những kẻ tình nghi khủng bố khác cũng đang trú ngụ.

Các cơ quan chức năng Pháp cho hay Aitboulahcen là người Pháp gốc Morocco. Cô ta lớn lên ở khu vực Paris và từng quản lý một công ty xây dựng có tên Beko Construction ở khu ngoại ô phía bắc của thủ đô cho đến năm 2012.

Theo Guardian, hành động kích hoạt đai thuốc nổ mang trên người đã biến Aitboulahcen trở thành phụ nữ đánh bom liều chết đầu tiên ở Pháp và Tây Âu.

Thông tin về nữ khủng bố này vẫn đang được làm rõ. Bạn bè của gia đình Aitboulahcen ở thị trấn quê nhà Aulnay-sous-Bois, ngoại ô đông bắc Paris cho biết thời gian gần đây cô ta vẫn sống ở đó.

Họ cũng nói thêm rằng sau khi vụ khủng bố xảy ra, mẹ và anh trai của Aitboulahcen đã bị giam giữ. Văn phòng công tố viên Paris cũng xác nhận cảnh sát đang khám nhà của mẹ Aitboulahcen.

HẢI YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Reuters: Phó Tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó Tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó Tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh, và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar