10/03/2012 06:47 GMT+7

"Quả bom" mới của kinh tế Mỹ

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TT - Báo New York Times và nhà kinh tế Đại học Harvard Richard Freeman mô tả giới trẻ Mỹ hiện nay là “Thế hệ lạc lối”, “Thế hệ bị lãng quên”. Bởi rất nhiều thanh niên Mỹ đang thất nghiệp lẫn nợ như chúa chổm!

Phóng to

Một sinh viên giơ cao chiếc áo ghi dòng chữ “Cứu trường học, đừng cứu ngân hàng” khi Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Đại học Colorado Denver hồi tháng 10-2011 - Ảnh: Getty Images

Theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (FEBNY), hiện tổng số tiền thanh niên Mỹ vay để trang trải học phí và các khoản chi khác khi học đại học (nợ sinh viên) đã tăng lên tới 870 tỉ USD. Báo Washington Post so sánh: số nợ này còn cao hơn cả tổng nợ thẻ tín dụng (693 tỉ USD) hay vay mua xe hơi (730 tỉ USD) của người Mỹ. Tổng nợ sinh viên này dự báo sẽ chạm ngưỡng 1.000 tỉ USD trong năm 2012.

Vẫn theo báo cáo này, 37 triệu thanh niên Mỹ hiện vẫn đang phải “ôm” món nợ sinh viên, bình quân mỗi người là 23.300 USD. Khoảng 10% nợ hơn 54.000 USD, 3% nợ hơn 100.000 USD, khoảng 0,5% nợ tới trên 200.000 USD. Con trai chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke hiện đang học một trường y ở New York, như báo Wall Street Journal tiết lộ ngày 29-2, hiện nợ tới 400.000 USD!

Không lối thoát

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà báo Mỹ Geoffrey Cain, cộng tác viên tạp chí Time và tờ The Economist, cho biết học phí ở các trường đại học Mỹ rất cao. Do đó phần lớn sinh viên phải vay ngân hàng để trả học phí, mua sách vở và chi trả cho các chi phí sinh hoạt. Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, thanh niên Mỹ tin rằng tấm bằng của một trường đại học danh giá chắc chắn sẽ giúp họ xin được việc làm tốt, lương cao, và khi đó họ sẽ có đủ tiền trả nợ sinh viên, rồi mua nhà, mua xe.

Thế nhưng, khủng hoảng nổ ra, kinh tế Mỹ suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở thanh niên, tăng vọt. Dù thất nghiệp Mỹ đã giảm xuống 8%, nhưng như tạp chí Fortune tháng 1-2012 dẫn thông báo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ 61% người từ 20-24 tuổi có việc làm. Nhà báo Cain cho biết nhiều người bạn của anh dù có bằng cấp cao ở các trường đại học lớn vẫn thất nghiệp dài dài suốt nhiều tháng qua.

Báo cáo của FEBNY cho biết khoảng 47% người vay nợ sinh viên đang phải xin hoãn nợ, nguyên nhân chủ yếu là do không có việc làm. Chỉ khoảng 18% người vay cho biết số nợ vẫn không thay đổi so với quý trước. 29% thừa nhận số nợ của họ đã tăng lên, do lại phải vay thêm để trang trải cuộc sống, và lãi mẹ lãi con dồn lại. Sợ nhất lúc này là bị vỡ nợ, và khi đó họ sẽ mất “định mức tín dụng” cá nhân và rơi vào “sổ đen” của các ngân hàng. Giấc mơ vay tiền ngân hàng để mua nhà riêng, mua xe hơi sẽ tan tành.

Do đó, nhiều người đành phải chấp nhận làm việc bán thời gian với chưa đến 10 USD/ngày và không được hưởng bảo hiểm y tế. Trang mạng American Observer ước tính hiện có hàng triệu sinh viên Mỹ tốt nghiệp đang phải sống ngắc ngoải trong tình trạng “bán thất nghiệp”.

Bong bóng mới?

Theo Bloomberg, hồi tháng 2, Standard & Poor’s đã cảnh báo nợ sinh viên có nguy cơ trở thành một bong bóng tài sản mới, đe dọa đến hệ thống tài chính Mỹ. Báo Huffington Post dẫn nguồn Hiệp hội Luật sư về phá sản tiêu dùng Mỹ cảnh báo nợ sinh viên có thể trở thành “một quả bom nợ mới” đối với nền kinh tế Mỹ. Giới chuyên gia kinh tế nhận định nợ sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng.

Báo New York Times cho biết trong điều kiện kinh tế thông thường, cứ mỗi hộ gia đình mới được thành lập sẽ bơm vào nền kinh tế 145.000 USD. Thế nhưng, do thị trường lao động yếu ớt, sinh viên mới ra trường mắc nợ nhiều không đủ sức mua hoặc thuê nhà riêng, do đó họ dọn về ở chung với cha mẹ. Các khảo sát mới đây nhất cho thấy hiện có gần 5,9 triệu người Mỹ ở độ tuổi 25-34 đang sống chung với cha mẹ. Năm 2010, ở Mỹ chỉ có 950.000 hộ gia đình mới được thành lập, thấp hơn hẳn so với con số 1,3 triệu năm 2007.

“Kể cả khi trả được nợ thì những người vay nợ sinh viên cũng khó có đủ sức và vốn để thành lập doanh nghiệp, mua nhà, mua xe hơi” - tạp chí Fortune dẫn lời chuyên gia kinh tế Christian de Ritis thuộc hãng xếp hạng tín dụng Moody’s. Fortune bình luận với mức lương bác sĩ, khi ra trường con trai của chủ tịch FED Bernanke có thể sẽ trả hết nợ. Nhưng không có nhiều thanh niên Mỹ có may mắn như vậy.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên tự gánh, thay vì đổ lỗi cho các mức thuế do chính quyền ông áp lên hàng nhập khẩu khiến giá cả của nhà bán lẻ này tăng lên.

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Ông Trump thông báo điện đàm với ông Putin vào ngày 19-5 để ngừng 'cuộc tắm máu'

Tổng thống Trump thông báo sẽ nói chuyện với Tổng thống Putin vào đầu tuần tới để thảo luận về việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Trump thông báo điện đàm với ông Putin vào ngày 19-5 để ngừng 'cuộc tắm máu'

Ngoại trưởng Nga khen ngợi Mỹ về vấn đề Ukraine

Điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hoan nghênh 'vai trò tích cực' của Washington trong việc giúp nối lại đàm phán Nga - Ukraine.

Ngoại trưởng Nga khen ngợi Mỹ về vấn đề Ukraine

Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy Hezbollah

Quân đội Israel cho biết họ đã tiêu diệt một chỉ huy của lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon vào ngày 17-5.

Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy Hezbollah

Tổng lãnh sự Trung Quốc: 'Tôi thấy mình như là người dân của TP.HCM'

Sáng 17-5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tiếp Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Ngụy Hoa Tường nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ và sẽ về nước trong ít ngày tới.

Tổng lãnh sự Trung Quốc: 'Tôi thấy mình như là người dân của TP.HCM'

Thái Lan hủy bỏ kế hoạch phát tiền 10.000 baht giai đoạn 3

Chính phủ Thái Lan đã quyết định sẽ phân bổ lại hơn 150 tỉ baht cho một kế hoạch kích thích kinh tế mới.

Thái Lan hủy bỏ kế hoạch phát tiền 10.000 baht giai đoạn 3
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar