04/03/2025 17:41 GMT+7

Pickleball là môn thể thao dễ chơi, nhưng cũng dễ chấn thương, vì sao?

Pickleball trở thành một môn thể thao yêu thích hiện nay với mọi lứa tuổi vì dễ chơi, thế nhưng chính điều này khiến không ít người chơi pickleball chủ quan dẫn đến chấn thương.

Pickleball là môn thể thao dễ chơi, nhưng cũng dễ chấn thương, vì sao? - Ảnh 1.

Chơi pickleball được nhiều phụ nữ lựa chọn vì nhiều lý do - Ảnh: CNSS

Nguy cơ gì khi chơi môn thể thao pickleball?

Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thành Ý - phó khoa điều trị theo yêu cầu và y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 - cho hay môn thể thao pickleball ngày càng được yêu thích bởi tính dễ chơi và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Chính vì dễ chơi lại khiến nhiều người chủ quan, không chuẩn bị, khởi động kỹ lưỡng, dẫn đến nguy cơ chấn thương.

Một số yếu tố đặc thù của môn thể thao này cũng khiến người chơi dễ gặp rủi ro như:

Vì sân nhỏ người chơi phải di chuyển nhanh và đổi hướng liên tục trong không gian hẹp. Điều này tạo áp lực lớn lên các khớp như gối, mắt cá chân và hông, dễ dẫn đến căng cơ hoặc bong gân.

Bên cạnh đó, trong pickleball chiều cao của lưới chỉ khoảng 90cm ở giữa và khoảng 100cm ở hai đầu, thấp hơn đáng kể so với lưới của cầu lông và tennis, bóng nhẹ, thường bay và nảy thấp buộc người chơi phải cúi người, lunge (động tác đưa 1 chân lên trước và gập gối) hoặc squat nhiều lần.

Các động tác này nếu lặp đi lặp lại hoặc thực hiện sai tư thế sẽ gây áp lực lớn cho đầu gối, hông và lưng dưới.

Ngoài ra, bóng sử dụng chơi pickleball thường nhẹ, đôi lúc sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như gió to, hoặc mặt sân gồ ghề không đạt chuẩn làm đổi hướng bóng, khiến người chơi phải xử lý nhanh hoặc thực hiện các động tác không tự nhiên, dễ gây chấn thương.

Nhiều người chơi có thói quen đứng yên chờ bóng, nhưng khi bóng đến phải thực hiện các động tác đột ngột như xoay người, bật mạnh hoặc lao người để đỡ bóng. Điều này làm tăng nguy cơ căng cơ và chấn thương khớp vì cơ thể chưa sẵn sàng.

Những chấn thương phổ biến

Theo bác sĩ Ý, có một vài chấn thương thường gặp khi chơi pickleball:

Bong gân và căng cơ: Xảy ra khi người chơi thực hiện các động tác đổi hướng đột ngột hoặc di chuyển nhanh trong không gian hẹp mà không kiểm soát tốt.

Các động tác như bước lunge hoặc xoay người mạnh dễ làm căng cơ hoặc bong gân mắt cá chân và đầu gối, trường hợp nặng hơn có thể gây đứt dây chằng hay trật khớp. Triệu chứng đau nhức, sưng tấy, và hạn chế khả năng di chuyển ở vùng bị chấn thương.

Viêm gân và đau khớp: Việc lặp lại các động tác giống nhau, như đánh bóng bằng cổ tay hoặc khuỷu tay mà không sử dụng lực toàn thân, dễ gây viêm gân ở khuỷu tay hoặc cổ tay. Sử dụng vợt nặng hoặc sai kích thước tay cầm cũng làm tăng nguy cơ.

Triệu chứng gồm đau nhức vùng cổ tay, khuỷu tay, hoặc vai, đặc biệt khi cầm nắm hoặc thực hiện động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Sưng nhẹ hoặc cảm giác nóng rát tại khu vực gân bị viêm.

Đau lưng dưới: do cúi người quá nhiều hoặc giữ tư thế không đúng khi đón bóng thấp là nguyên nhân chính. Việc sử dụng cơ lưng quá mức để thực hiện các động tác cúi, thay vì dồn lực vào chân, dễ gây căng cơ lưng dưới.

Triệu chứng như cảm giác đau nhức, căng cứng ở vùng lưng dưới, khó khăn khi gập người hoặc đứng thẳng sau khi chơi.

Chấn thương do ngã hoặc va chạm: Sân chơi nhỏ và khoảng cách gần giữa người chơi, đặc biệt trong các trận đánh đôi, làm tăng nguy cơ va chạm với đồng đội hoặc ngã do trượt chân.

Người chơi sẽ bị bầm tím, sưng, hoặc đau nhức ở khu vực va chạm. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xảy ra trật khớp hoặc gãy xương.

Cần dành ít nhất 10-15 phút làm nóng cơ thể

Bác sĩ Ý khuyến cáo cần dành ít nhất 10-15 phút làm nóng cơ thể, tập trung vào các khớp quan trọng như gối, hông, mắt cá chân và cổ tay. Thực hiện các động tác giãn cơ để tăng độ linh hoạt và giảm căng cơ.

Khi chơi, cần chọn giày có độ bám tốt, hỗ trợ cổ chân và giảm chấn động. Thay giày định kỳ sau khoảng 6 tới 12 tháng (tùy vào tần suất chơi) vì đế giày có thể bị mài mòn mất khả năng bám dính.

Khi cúi người hãy giữ lưng thẳng, không gập cong lưng. Chân nên hơi khuỵu, trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân để tránh áp lực lên lưng dưới.

Khi lunge, hãy bước một chân ra trước, đầu gối tạo góc 90 độ và không vượt quá mũi chân. Chân sau duỗi thẳng, trọng lượng dồn vào gót chân trước. Tư thế này giúp giảm áp lực lên đầu gối và tránh căng cơ.

Khi đánh bóng, sử dụng lực từ vai, hông và chân thay vì chỉ dùng cổ tay hoặc khuỷu tay. Điều này không chỉ giúp cú đánh mạnh hơn mà còn giảm nguy cơ viêm gân.

Tránh đứng yên chờ bóng. Hãy luôn di chuyển nhẹ nhàng, giữ cơ thể trong trạng thái sẵn sàng để phản ứng nhanh mà không gây căng cơ.

Đừng ép bản thân chơi quá lâu, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc ít vận động trước đây. Nghỉ ngơi giữa các hiệp để tránh mệt mỏi cơ bắp.

Nếu cảm thấy cường độ đánh đơn quá cao, có thể chuyển sang đánh đôi để giảm áp lực di chuyển và giảm nguy cơ chấn thương.

Suy tim mạn tính chơi thể thao cường độ cao dễ thành cấp tính, tử vong

Gần đây, một vận động viên bóng chuyền từng thi đấu cho TP.HCM bị suy tim cấp tính. Dù được cấp cứu nhưng anh vẫn không qua khỏi và ra đi hôm 27-11 ở tuổi 32. Bệnh suy tim cấp tính nguy hiểm ra sao, ai dễ mắc bệnh?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy giàn khai thác dầu tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy giàn khai thác dầu tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy giàn khai thác dầu tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar