28/02/2019 15:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phương pháp mới biến khí CO2 thành than ở nhiệt độ phòng

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Đây được xem 'chìa khóa' mở ra hướng mới trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường như hiệu ứng nhà kính hay biến đổi khí hậu.

Phương pháp mới biến khí CO2 thành than ở nhiệt độ phòng - Ảnh 1.

Than đá từ trước đến nay luôn là một nguồn thải lượng lớn CO2 ra ngoài môi trường, nhưng giờ đây các nhà khoa học đã biết cách làm ngược lại - Ảnh: Freight Waves

Theo đó, nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học RMIT (Melbourne, Úc), sau nhiều năm thử nghiệm, đã công bố khả năng áp dụng phương pháp điện phân kim loại để biến CO2 thành những hạt cacbon ngay trong nhiệt độ phòng.

Theo tạp chí khoa học Science, khí CO2 sẽ được đưa vào một cốc thí nghiệm chứa dung dịch điện phân. Các nhà khoa học cho thêm vào bình điện phân một loại hỗn hợp kim loại lỏng đóng vai trò như một chất xúc tác đặc biệt.

Khi dòng điện đi qua hỗn hợp, CO2 sẽ biến thành những mẩu rắn như một phần trong quá trình điện phân.

Hỗn hợp kim loại lỏng mà nhóm các nhà khoa học Trường Đại học RMIT sử dụng - với thành phần chính là bạc và xê-si - là mấu chốt trong việc biến CO2 dạng khí thành cacbon dạng rắn.

Bởi lẽ, những năm gần đây, các nhà khoa học đã biết cách sử dụng một kim loại lỏng đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi trên, dẫu vậy, kim loại lỏng này chỉ hoạt động ở 600 độ C chứ không ở nhiệt độ phòng nên khó áp dụng.

Phương pháp mới biến khí CO2 thành than ở nhiệt độ phòng - Ảnh 2.

Hỗn hợp kim loại lỏng với thành phần chính là bạc và xê-si (trên hình) là bí mật trong quá trình biến CO2 thành than đá ở nhiệt độ phòng - Ảnh: Trường ĐH RMIT

Hiện nay, thế giới vẫn có những cách thức giảm trực tiếp lượng CO2 trong không khí, một trong số đó là phương pháp biến loại khí gây hiệu ứng nhà kín này thành dạng lỏng, sau đó đem lưu trữ và dùng cho mục đích công nghiệp.

Tuy nhiên, lưu trữ dưới dạng lỏng tạo ra ẩn chứa nhiều rủi ro, một trong số đó là việc rò rỉ ra môi trường cũng như nguy cơ cháy nổ.

Với phương pháp biến CO2 thành cacbon dạng rắn - về bản chất như một loại than - việc lưu trữ sẽ dễ dàng hơn, đồng thời sẽ dễ sử dụng trong cả công nghiệp lẫn cuộc sống hằng ngày.

Đại diện nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học RMIT cho rằng cần nhiều thí nghiệm chuyên sâu hơn nữa mới có thể áp dụng công nghệ này ở quy mô công nghiệp, tuy nhiên thành công bước đầu là rất đáng khích lệ.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Phương pháp mới biến khí CO2 thành than ở nhiệt độ phòng - Ảnh 3.

Hai nhà hóa học Torben Daeneke và Dorna Esrafilzahed là những người đảm nhiệm chính nghiên cứu biến CO2 thành than đá ở nhiệt độ phòng - Ảnh: Trường Đại học RMIT

Nhà hóa học, GS Torben Daeneke thuộc Trường Đại học RMIT, đồng thời là một trong hai người đảm nhiệm chính nghiên cứu lần này, chia sẻ: "Dù không thể quay ngược thời gian nhưng việc có thể biến CO2 trở lại thành than đá và chôn chúng xuống mặt đất sẽ như việc quay đi ngược lại quá trình xả thải trước đây".

Trong khi đó, GS Dorna Esrafilzahed - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết thêm một lợi ích khác: quá trình chuyển đổi CO2 thành than này còn có thể giữ được dòng điện mạnh, từ đó biến nó thành siêu tụ và có thể được sử dụng trong các phương tiện giao thông trong tương lai.

"Phụ phẩm của quá trình chuyển CO2 thành than có thể dùng làm nhiên liệu tổng hợp trong công nghiệp" - GS Esrafilzahed nói.

Việc gia tăng sử dụng nhiện liệu hóa thạch sẽ khiến lượng khí carbon dioxide (CO2) toàn cầu tăng 2,7% trong năm 2018, cao hơn so mức 1,6% của năm ngoái và là mức cao nhất từ trước tới nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar