04/12/2024 10:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thông tin về phương án hợp nhất để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Sau khi sắp xếp, hợp nhất, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều các tổ chức bên trong.

Thông tin về phương án hợp nhất để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN

Theo TTXVN, về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ , Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết theo định hướng của Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện nghị quyết 18 sau khi sắp xếp, hợp nhất, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Như vậy, bộ máy Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất nhiều bộ, cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, các bộ ngành thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong gồm có: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (2 bộ này thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị); Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Riêng Bộ Quốc phòng, ngoài việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong, dự kiến sẽ tiếp nhận thêm Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ định hướng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, theo bà Trà, Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ.

Cụ thể là hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc hợp nhất 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học…

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương; đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.

Bộ Ngoại giao sẽ tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.

Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Chính phủ cũng đưa ra phương án sắp xếp với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác.

Sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối

Với phương án trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).

Về tổ chức bộ máy bên trong, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tính sơ bộ dự kiến sẽ giảm các tổng cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ…

Nếu thực hiện theo phương án này, tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị), không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các bộ.

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng nhấn mạnh đến việc cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp.

Việc này nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Để tránh tình trạng sáp nhập cơ học, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Với các cơ quan báo chí của Chính phủ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, phương án được Chính phủ đưa ra theo đúng định hướng của Trung ương.

Cụ thể, kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam.

Chính phủ giao Đài Truyền hình Việt Nam chủ động xây dựng Đề án tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu lại Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chủ động xây dựng phương án, thực hiện sắp xếp, tinh gọn, giảm mạnh đầu mối tổ chức bộ máy bên trong và biên chế; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động.

Liên quan đến sắp xếp các cơ quan báo, tạp chí khác, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi bộ, cơ quan ngang bộ chỉ có 1 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành) và 1 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước).

Trong quá trình sắp xếp các bộ, trường hợp có 2 báo đang tự chủ chi thường xuyên trở lên thì trước mắt duy trì và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ quan báo chí theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thông tin về phương án hợp nhất để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ - Ảnh 2.

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện nghị quyết 18 sau khi sắp xếp, hợp nhất, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tinh gọn bộ máy: Để không còn 'vùng trú an toàn' của cán bộ yếu kém

"Đến nay việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế chưa thực hiện được hiệu quả như mong muốn của nhân dân".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, ấn định ngày bầu cử khóa mới

Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, ấn định ngày bầu cử khóa mới.

Quốc hội chính thức thông qua rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, ấn định ngày bầu cử khóa mới

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử; Người dân TP.HCM ăn quá mặn; Thêm một cổ phiếu bị buộc rời khỏi sàn chứng khoán...

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Thời tiết hôm nay 21-5: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng; Nam Bộ mưa chiều

Hôm nay 21-5, thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng đến nắng nóng gay gắt. Nam Bộ ngày nắng, chiều tối mưa dông.

Thời tiết hôm nay 21-5: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng; Nam Bộ mưa chiều

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Từ 2021-2025 đạt 5.619 nhà ở xã hội, TP.HCM báo cáo kế hoạch đạt 100.000 căn đến 2030

Sở Xây dựng vừa tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Bộ Xây dựng về kế hoạch để đạt 100.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Từ 2021-2025 đạt 5.619 nhà ở xã hội, TP.HCM báo cáo kế hoạch đạt 100.000 căn đến 2030

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19-12

Chiều tối 20-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt - đã chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan.

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19-12
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar