17/02/2014 12:10 GMT+7

Phụng đã trở về...

QUỐC VIỆT - LÊ NAM
QUỐC VIỆT - LÊ NAM

TT - Mắt Phụng đỏ hoe, ngân ngấn nước. Chị run run siết chặt người thân trong tay mà nước mắt cứ ứa rơi trên gương mặt sạm gầy. Các bé con chị ngái ngủ sau chuyến bay đêm cũng bừng tỉnh, bỡ ngỡ nhìn mọi người.

Phóng to
Giây phút sum vầy của chị Nguyễn Kim Phụng (giữa) bên gia đình (ảnh chụp lúc 2g ngày 16-2) - Ảnh: Quang Định

Mọi thứ đều lạ lẫm với các cháu: không còn mái lều rách nát xứ người nữa, và những gương mặt lạ lẫm nhìn mình thật yêu thương! Đó là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi khi thức trắng đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất để đón chị Nguyễn Kim Phụng và các con từ vành đai bão Philippines trở về quê hương. Niềm vui đoàn tụ vỡ oà trong nước mắt yêu thương! Đã từng nghe tâm sự và tận mắt chứng kiến cảnh lay lắt, cùng khổ của mẹ con chị Phụng ở xứ người, chúng tôi cũng nghẹn lòng trước những vòng tay yêu thương này. Niềm vui đoàn tụ như chính người thân của Phụng đã nghẹn ngào nói: “Nghe em và các cháu xuống sân bay rồi mà chúng tôi cứ lo mình đang mê. Có thật là em đã về được với gia đình không?”.

Phận đời tha hương

So với nhiều đồng hương gặp nạn trong trận cuồng phong Haiyan hồi tháng 11-2013 ở Philippines, đường hồi hương của mẹ con chị Phụng lận đận hơn.

Mười năm trước, Nguyễn Kim Phụng là cô gái chưa tròn 30 tuổi rời quê nhà ở TP.HCM để theo chồng Philippines về miền đất hứa xứ lạ. Chẳng giấu giếm tâm sự, Phụng kể: “Biết chồng cũng nghèo khó lắm mới phải qua đây làm công nhân gỗ để nên duyên với nhau, nhưng tôi vẫn đi đại. Ở nhà mình cũng phải cầm sổ nghèo, thôi đành nhắm mắt đưa chân, hi vọng rủi may...”. Tuy nhiên, ngay ngày đầu tiên theo chồng mới cưới đặt chân đến thành phố Cebu ở miền trung Philippines, Phụng đã cảm nhận rất rõ đường đời phía trước đầy sỏi đá chứ không chỉ có hoa hồng. Thành phố họ ở quanh năm hứng chịu cuồng phong lẫn động đất. Xóm họ ở là “ổ chuột” trên bãi nước đen khu Guizo Starcruz Mandaue ven thành phố Cebu. Và nhà họ ở lại là một “ổ chuột” nhỏ trong xóm “ổ chuột” lớn đó.

Hôm đến thăm nơi mẹ con Phụng đang lay lắt qua ngày ở xứ người, chúng tôi đã thấu cảm sự nghèo khổ của xóm nghèo này. Đường vào phải băng qua một kênh nước đen bốc mùi nồng nặc, rồi lại ngoằn ngoèo len lỏi trong các ngõ ngách rách nát, tối bưng bưng như “hang chuột” mà nếu không có dẫn đường thì khó có thể vào nổi. Dân xóm không có việc gì làm, lê la ngồi đầy các con hẻm nhếch nhác với những gương mặt gầy gò, khắc khổ, u tối. “Nhà” của mẹ con Phụng đang ở là vài tấm tôn mục nát dựng tạm trên bãi đất ẩm thấp gần đống rác rậm rạp cỏ hoang, quanh năm đen nghịt ruồi muỗi. Còn căn nhà cũ của họ ở gần bên giờ là một nấm đất trống sau những trận động đất và bão tố dồn dập ập đến.

Đến đất nước của chồng, Phụng lần lượt sinh ba đứa con. Bé gái lớn năm nay 8 tuổi, em trai kế 5 tuổi và con út vừa tròn 3 tuổi. Các bé đều rất xinh, nhưng đứa nào cũng có tầm vóc gầy gò hơn nhiều so với tuổi tác vì thiếu dinh dưỡng và môi trường sống quá cơ khổ. Chồng Phụng thường xuyên thất nghiệp, gặp gì làm nấy. Hôm chúng tôi ghé nhà sau cơn bão Haiyan, anh đang đi làm công trình xây dựng nhưng chưa kịp lãnh lương tháng nào. Còn Phụng từ khi qua xứ người chỉ quanh quẩn nuôi con và buôn bán lặt vặt trong xóm. Cô còn chịu khó ở chật chội để quây cái chuồng nuôi vài con heo.

Nếu cuộc sống bình thường trôi qua, gia đình Phụng có lẽ vẫn trụ được. Nhưng thường tình người nghèo lại hay gặp khó. Một trận cháy lớn đã xóa trắng 1.500 căn nhà rách nát trong xóm ổ chuột này, trong đó có cả “ổ chuột” nhỏ của mẹ con Phụng. Vừa nhận được ít gỗ, tôn cứu trợ để dựng lại chỗ che nắng mưa, họ lại tiếp tục hứng chịu các trận cuồng phong và động đất. Nhà cháy, chái chòi mới dựng tiếp tục sập nát. Giờ thì họ chẳng thể gượng lại nữa. “Ổ chuột” họ đang trú mưa nắng cũng chỉ là nương nhờ hàng xóm. Lá rách đùm lá rách hơn làm sao cải thiện được đời sống cơ cực. Nơi họ ở, mưa xuống thì ngập đến bụng. Ngày nắng như lò lửa, đêm lại thông thốc gió lạnh vì chẳng có gì che chắn. Người lớn ốm yếu. Trẻ nhỏ cũng xanh xao, thường xuyên bệnh tật. Hôm chúng tôi ghé nhà, các cháu nhỏ đều đang bệnh. Nặng nhất là bé trai cứ li bì sốt nằm vạ vật trên chiếc ghế đầy ruồi muỗi. Phụng buồn bảo: “Chắc là do muỗi mòng. Con em cứ hết trận sốt này lại đến trận sốt khác”.

Đau đáu nhớ quê

Phóng to
Mẹ con chị Kim Phụng khi còn ở Philippines - Ảnh: Quốc Việt

Trong tâm sự người phụ nữ Việt tha hương này, quanh đi quẩn lại chị đều đau đáu nỗi niềm tìm đường về quê nhà. Phụng kể chị xa nhà đúng 10 năm, chưa một lần nào được nhìn lại mặt mẹ cha, chị em ruột thịt, có chăng chỉ là trong những giấc mơ đêm khắc khoải chị nhớ về quê hương.

Đường về trắc trở

Sau khi lắng nghe nỗi niềm và tận mắt chứng kiến cảnh đời tha hương cơ cực của mẹ con chị Phụng, chúng tôi bàn với tòa soạn tìm cách giúp đỡ đưa mẹ con họ về quê nhà. Ngày chúng tôi đến văn phòng nhập cư Cebu để đóng thuế nhập cư từ những năm trước (gần 50 triệu đồng) và mua vé máy bay cho mẹ con Phụng về VN, chị vui lắm. Những bước chân chị sải nhanh trên đường, mặt tươi như chưa từng vui thế. Đến khi cầm tấm ảnh chân dung chụp làm hồ sơ, Phụng lặng người: “Nhiều năm rồi tôi chưa chụp ảnh, già nhanh quá!”.

Nhưng hi vọng đoàn tụ người thân vừa xuất hiện trong Phụng đã vụt tắt khi nhân viên phòng nhập cư không thể xác nhận chính xác thời gian Phụng cư ngụ tại Philippines. Bởi nhà Phụng bị cháy, cuốn hộ chiếu cũ cháy theo nên không còn bất cứ thông tin gì. Phụng buộc phải đến Manila để đóng lại dấu nhập cảnh và đóng tiền thuế nhập cư trước khi về nước. Không đành lòng trước ánh mắt đỏ hoe của Phụng, chúng tôi tiếp tục liên lạc sứ quán VN tại Manila để thông báo hoàn cảnh đồng bào này. Đại diện đại sứ quán nhiệt tình cho biết đã ghi nhận và sẽ tìm cách hỗ trợ. Chúng tôi đành tạm tặng chị Phụng phần quà sữa, bánh kẹo và 400 USD chi phí đi lại làm thủ tục tại Manila để về VN.

Đến đầu tháng 12-2013, chúng tôi được biết chính quyền Cebu đã xác nhận Phụng là hộ nghèo nên miễn thuế phải đóng, nhưng con gái lớn chưa thể về cùng vì không kịp làm giấy khai sinh. Chị chỉ có thể về trước cùng hai con nhỏ. Đêm 14-12-2013, ba mẹ con Phụng cầm vé máy bay Tuổi Trẻ trao tặng, đi từ Cebu bay đến Manila để tiếp tục nối chuyến về TP.HCM. Những tưởng bao năm xa xứ, mẹ con Phụng sẽ được về lại vòng tay gia đình, nhân viên sân bay Manila lại không cho họ xuất cảnh vì thiếu thông tin trường hợp miễn thuế này trên hệ thống mạng. Ba mẹ con lăn lóc qua đêm ở sân bay với túi tiền đã cạn. Chị lo lắng gọi cho chúng tôi báo hoàn cảnh. Chúng tôi khuyên chị nên đến đại sứ quán giãi bày tình hình. Và báo Tuổi Trẻ lại mua vé máy bay cho mẹ con chị về Cebu để chờ sứ quán hỗ trợ phần thủ tục còn trục trặc.

Những ngày tết kẹt lại xứ người, gia đình Phụng phập phồng buồn lo. Sau hai lần mừng hụt, họ chẳng dám tin mình lại thấy quê hương. Chị Phụng tâm sự: “Tết, bão lại ập đến. Nước bẩn, rác rưởi... tràn ngập hết nhà. Mấy mẹ con phải leo lên bàn bida hàng xóm ngồi chờ nước rút và ngóng tin giúp đỡ”. Lần này, nỗ lực của sứ quán VN đã thành công. 0g15 ngày 16-2, ba mẹ con Phụng đã thấy lại mảnh đất quê cha.

Ước mơ giản dị

Ngồi trên chuyến xe báo Tuổi Trẻ chở về nhà ở khu phố Long Bửu, P.Long Bình, Q.9 (TP.HCM), Phụng mừng đến nói không thành lời. Cả nhà thức chờ họ trở về. Bà Nguyễn Thị Hương, mẹ Phụng, rơm rớm nước mắt ôm con cháu. Chị Hai của Phụng cũng bật khóc: “Nghe điện thoại em nói về đến cầu Sài Gòn rồi mà chị em ở nhà cứ nhéo nhau xem có phải mình mơ không”. Mẹ Phụng lấy tay quệt nước mắt đang chảy xuống má: “Sau nhiều lần đón hụt, tui không còn dám tin con gái trở về được nữa”. Cả nhà bật cười xúc động khi nghe Phụng nói muốn được ăn một tô bún riêu và canh chua cá lóc. Chị nhớ món này lắm!

Lúc chúng tôi chia tay gia đình Phụng, mọi người thấm mệt sau đêm thức trắng nhưng ai cũng vui. Giấc mơ hồi hương của Phụng đã thành sự thật. Nhưng thử thách phía trước vẫn còn đợi mẹ con chị với cuộc sinh nhai mới ở quê nhà. Cha mẹ Phụng rất nghèo, vừa rồi lại bị giải tỏa đất đai. Anh chị em cũng đang vất vả mưu sinh. Nhìn vào ánh mắt lấp lánh niềm vui lẫn nỗi lo của Phụng, chúng tôi thật sự thấu cảm ước mơ: “Giờ Phụng chỉ ước mong có việc làm ổn định để đón chồng con còn kẹt lại bên kia về đoàn tụ với gia đình”.

Phía chân trời đã ửng hừng đông. Mong sao ước mơ được sống giản dị của phận người vừa trải qua ngày tháng tha hương này sẽ được những vòng tay thân ái sẻ chia...

QUỐC VIỆT - LÊ NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar