07/01/2019 17:26 GMT+7

Phục hồi điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế theo cách thời xưa

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Hệ thống cổng chính, bình phong và non bộ ở khu vực điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế đã được phục hồi nguyên trạng dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao CHLB Đức.

Phục hồi điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế theo cách thời xưa - Ảnh 1.

Phần cổng chính và bình phong của điện Phụng Tiên đã được phục hồi - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 7-1, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Hiệp hội bảo tồn di sản văn hóa phi lợi nhuận Fulda Đức (GEKE) đã tổ chức lễ bàn giao công trình phục hồi cổng, bình phong, non bộ ở điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế.

Công trình được tiến hành phục hồi từ tháng 9-2017 với kinh phí hơn 4,2 tỉ đồng, trong đó hơn 3,4 tỉ đồng được Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ.

Công trình trên được phục hồi bằng phương pháp truyền thống dưới thời nhà Nguyễn. Đặc biệt các hoa văn, họa tiết vẽ trên phần cổng và bình phong của điện Phụng Tiên được vẽ lại bằng kỹ thuật vẽ màu trên nền vữa vôi còn ẩm ướt.

Phục hồi điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế theo cách thời xưa - Ảnh 2.

Ông Christian Berger - Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam - cam kết Chính phủ Đức sẽ tiếp tục tài trợ cho Việt Nam trong việc bảo tồn các di sản văn hóa - Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài việc bàn giao các công trình vừa được phục hồi trên cho Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý, GEKE còn tiến hành đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật mới và cấp chứng nhận cho 7 thợ thủ công chuyên ngành bảo tồn, phục hồi di sản ở Huế.

Sắp tới, các thợ thủ công này sẽ tiếp tục tiến hành dự án phục hồi một cổng nhỏ dẫn lối vào điện Phụng Tiên dưới sự tư vấn của các chuyên gia người Đức và Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.

Ông Christian Berger - Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam - cho rằng việc phục hồi các công trình của điện Phụng Tiên ở Huế là minh chứng cho cái bắt tay bền chặt giữa hai nước Đức và Việt Nam trong công các bảo tồn các di tích văn hóa.

Ông Christian Berger cũng cam kết Chính phủ Đức sẽ tiếp tục tài trợ cho Việt Nam trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, kiến trúc. Đồng thời sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong ngành bảo tồn di sản của Việt Nam trong tương lai.

Điện Phụng Tiên nằm trong Đại Nội Huế là một trong 5 miếu thờ quan trọng dưới triều Nguyễn. Công trình được xây dựng vào năm 1829 và là nơi thờ tự các vua cùng hoàng hậu từ thời vua Gia Long đến vua Khải Định.

Điện Phụng Tiên khác với các nơi thờ tự khác trong Hoàng cung là nơi duy nhất nữ giới có thể đặt chân đến để hương khói, thờ tự hàng ngày.

Vào tháng 2-1947, do chiến tranh, chánh điện bị phá hủy chỉ còn lại phần móng. Hệ thống cổng, bình phong, non bộ bị hư hại nặng.

Phục hồi điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế theo cách thời xưa - Ảnh 4.

Hệ thống non bộ trong điện Phụng Tiên được phục hồi - Ảnh: NHẬT LINH

Phục hồi điện Phụng Tiên trong Đại nội Huế theo cách thời xưa - Ảnh 5.

Một cổng phụ của điện Phụng Tiên sắp tợi sẽ được phục hồi - Ảnh: NHẬT LINH

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar