26/11/2023 11:17 GMT+7

Phù thủy âm nhạc Touliver vẽ tranh

Là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc kiêm DJ nổi tiếng gắn liền với biệt danh Phù thủy âm nhạc, nên khi Touliver công bố sắp ra mắt triển lãm đầu tay với 20 tác phẩm hội họa, không ít người bất ngờ, tò mò.

Vẽ là liệu pháp để Touliver giảm stress và chia sẻ những điều cốt lõi khó giải thích được bằng ngôn từ hay âm thanh - Ảnh: NVCC

Vẽ là liệu pháp để Touliver giảm stress và chia sẻ những điều cốt lõi khó giải thích được bằng ngôn từ hay âm thanh - Ảnh: NVCC

Triển lãm "Midlife Crisis - Lưng chừng khủng hoảng" đánh dấu quá trình thực hành nghệ thuật xuyên suốt năm năm qua của Touliver.

Nhưng với anh, hội họa vốn đã là đam mê từ bé bên cạnh âm nhạc. Touliver vẫn không ngừng khám phá chính mình trong lĩnh vực nghệ thuật này.

"Lưng chừng khủng hoảng" để chữa lành

Từ nhỏ, Touliver đã thường xuyên vẽ truyện tranh. Những năm sau đó, anh tiếp xúc nhiều hơn với digital art. Năm 2019, anh tiếp xúc với những chất liệu chuyên nghiệp hơn như sơn dầu và acrylic.

Nhờ họa sĩ Phạm Thanh Toàn, Touliver được hỗ trợ tìm hiểu sâu hơn về chuyên môn. Anh đặc biệt hứng thú với việc pha trộn màu sắc, việc nghiên cứu, sáng tạo mà không cần dùng máy tính hay đồ công nghệ. Đó cũng là dấu mốc thôi thúc anh thực hành hội họa nghiêm túc.

Touliver bắt đầu với sơn dầu, chọn theo đuổi chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện.

Vốn rất thích tìm tòi, Touliver luôn tìm cách để tái sử dụng những phế liệu hay đồ bỏ đi trong các tác phẩm của mình. Anh đã hoàn thành gần 40 tác phẩm và dần định hình phong cách đa chất liệu.

"Mid-life Crisis - Lưng chừng khủng hoảng" đánh dấu sự đột phá của Touliver với một bản thể kiên định, dứt khoát nhưng cũng đầy màu sắc.

Đó là sự xâu chuỗi những lưu trữ ký ức đã trải qua của chính Touliver ở chặng giữa của cuộc đời. Một cuộc chạy đua với những căng thẳng và áp lực, những biến động bất ngờ của một người đàn ông trưởng thành đang cố gắng giữ lại "đứa trẻ lớn" bên trong mình.

Lựa chọn đa chất liệu, Touliver tạo ra một bề mặt gồ ghề đa diện, nơi các cá thể đều cộng sinh, phản ánh thực tại của thời đại: con người ngày càng bó buộc vào thế giới vật chất nhưng tiềm thức vẫn luôn khao khát được thoát ra khỏi những hỗn loạn của cuộc sống.

Mỗi bức tranh của Mid-life Crisis là lời kể về những thăng trầm khắc nghiệt của đời sống, một dự cảm mà ai cũng có thể gặp phải ở độ tuổi lưng chừng, khi ta đang định hình chính mình nhưng vẫn còn đầy những hoài nghi, vô định về tương lai.

Nghệ thuật chính là hình thức giúp những mảnh vụn gắn kết lại, sinh sôi thành một thứ gì đó tươi mới, sống động và đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Và tôi cố gắng thể hiện điều đó trong những tác phẩm của mình. Tôi muốn người xem soi chiếu nội tại để hiểu được bản ngã của mỗi con người đến từ sự tranh giành giữa mặt sáng và mặt tối, cảm tính và lý trí.
Touliver bày tỏ

Khám phá giới hạn bản thân

Tự nhận mình không giỏi nói, với Touliver, vẽ là liệu pháp để giải tỏa stress và chia sẻ những suy nghĩ mà anh khó giải thích bằng ngôn từ hay âm thanh.

Việc thực hành vẽ tranh đều đặn còn giúp anh hiểu rõ và khám phá thêm những giới hạn của bản thân mình. Là một người làm nghề lâu năm về âm nhạc, thời gian vẽ với Touliver là khoảng không tĩnh lặng nhất để anh cho phép đôi tai mình được nghỉ ngơi.

Song song âm nhạc và hội họa giúp Touliver khám phá nhiều khía cạnh khác biệt và cả những điểm tương đồng.

Khi hoạt động âm nhạc, hình ảnh Touliver trước nay luôn gắn liền với màu đen. Trong hội họa, anh cũng chọn sáng tác nhiều tranh đơn sắc.

Đó là một phần khắc họa nên cá tính của Touliver. Dù chính Touliver cũng chưa rõ hành trình tiếp theo trong hội họa sẽ đưa anh đến đâu.

Nhưng sự bất định đó cũng chính là sức hút khó cưỡng của quá trình thực hành nghệ thuật.

"Tôi nghĩ thực hành nghệ thuật là một hành trình tìm kiếm những giới hạn, cho phép bản thân đi vào những địa hạt không xác định trước.

Ở thời điểm này, có lẽ chính tôi cũng không chắc những thực hành tiếp theo của mình sẽ mang hình hài gì.

Vẽ đối với tôi cũng giống như luyện tập thể thao, tôi sẽ vẫn duy trì thói quen đó hằng ngày" - Touliver bộc bạch. Và trong hành trình sáng tạo đó, người nghệ sĩ cũng được chữa lành, thêm kiên định và bền bỉ với con đường họ đã chọn để tiếp tục miệt mài với những khám phá mới, tư duy mới...

Nghỉ chơi Binz, Touliver lần đầu kết hợp với hiện tượng mạng Xuân Đan

Lần đầu xuất hiện đã phủ sóng mạng xã hội, 'Xuân Đan' Binz thừa thắng xông lên ra mắt MV với sự góp mặt của dàn diễn viên cực khủng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar