08/02/2020 12:19 GMT+7

Phụ nữ ghi dấu lịch sử trên không gian

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Bao nhiêu nhà du hành vũ trụ bạn có thể gọi tên ngay mà không cần tra Google hay Wikipedia? Những cái tên Neil Armstrong, Buzz Aldrin sẽ là dễ nhất vì họ là những người (đàn ông) đầu tiên lên Mặt trăng.

Phụ nữ ghi dấu lịch sử trên không gian - Ảnh 1.

Phi hành gia Christina Koch sau khi đáp xuống mặt đất an toàn từ tàu vũ trụ Soyuz MS-13 tại một khu vực hẻo lánh ở Kazakhstan hôm 6-2 - Ảnh: Reuters

Nhưng Christina Koch, nữ phi hành gia từ vũ trụ trở về Trái đất ngày 6-2 (giờ Mỹ), có thể sẽ là một cái tên nữa của thế giới khoa học chinh phục, khám phá vũ trụ mà mọi người sẽ phải nhớ tới. Bởi những thành tựu khoa học của bà cho tới nay đã được ghi dấu ở nhiều hạng mục kỷ lục thế giới.

“Sứ mệnh kéo dài của bà Koch sẽ giúp các nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát tác động của chuyến du hành vũ trụ với một phụ nữ trong bối cảnh NASA đang lên kế hoạch trở lại Mặt trăng theo chương trình Artemis và chuẩn bị cho hoạt động đưa con người lên khám phá sao Hỏa.

Tuyên bố của NASA

Nữ phi hành gia của những kỷ lục

Bà Koch bắt đầu làm việc tại Trạm không gian quốc tế (ISS) từ ngày 14-3 năm ngoái. Khi trở về mặt đất vào ngày 6-2, bà đã xác lập kỷ lục mới: là nữ phi hành gia có thời gian làm việc liên tục lâu nhất trong không gian với 329 ngày, phá kỷ lục hiện đang do nữ phi hành gia Peggy Whitson nắm với 288 ngày liên tục trong không gian.

Tại ISS, bà Koch nghiên cứu về vi trọng lực, tìm hiểu vai trò của trọng lực và không gian với sức khỏe, sự phát triển tế bào và sự phát triển mô. Bà cũng nghiên cứu về hoạt động của lửa trong không gian.

Nghiên cứu của bà giúp tàu vũ trụ sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn và giúp phòng ngừa hỏa hoạn. Không chỉ ứng dụng trong không gian, trên mặt đất, kiến thức này cũng có thể áp dụng trong việc giảm thiểu các chất ô nhiễm do sự cháy.

Trong thông cáo, NASA khẳng định bà Koch là phi hành gia người Mỹ có số ngày làm việc liên tục trong vũ trụ dài thứ hai ở Mỹ.

Hiện người đang nắm kỷ lục này (không phân biệt giới) là ông Scott Kelly với 342 ngày liên tục, còn người giữ kỷ lục có tổng cộng thời gian làm việc lâu nhất trong không gian vẫn thuộc về bà Peggy Whitson với 665 ngày trong 3 sứ mệnh khác nhau.

Đây không phải lần đầu tiên bà Koch phá kỷ lục. Tháng 10 năm ngoái, bà Christina Koch và người cộng sự Jessica Meir đã thực hiện chuyến đi ngoài không gian đầu tiên chỉ gồm toàn phụ nữ.

Sự kiện này đã kéo dài 7 giờ 17 phút và các nữ phi hành gia đã nhận được điện thoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi họ hoàn tất sứ mệnh.

Mặc dù trong toàn bộ các sứ mệnh trong không gian từng tham gia, bà Kock đã thực hiện 6 lần đi ngoài không gian như vậy, song chính chuyến đi trong không gian hồi tháng 10-2019 mới là sự kiện đưa bà vào các cuốn sách lịch sử của nhân loại.

Truyền cảm hứng vượt những giới hạn

Trong sứ mệnh lịch sử vừa kết thúc, bà Koch đã cùng trạm ISS quay quanh quỹ đạo Trái đất 5.248 lần, thực hiện 6 chuyến đi trong không gian và đã ở bên ngoài trạm vũ trụ tổng cộng 42 giờ 15 phút, theo thông cáo của NASA.

Sứ mệnh kéo dài trong không gian của bà Koch theo báo New York Times đã mở ra rất nhiều ô cửa kiến thức thiết yếu, giúp con người hiểu rõ hơn về những gì cần thiết cho sự tồn tại của con người trong các hành trình khám phá vũ trụ kéo dài.

Chính bởi thế, sứ mệnh kéo dài trong không gian với số ngày kỷ lục của bà Koch là một bằng chứng thực tiễn cho thấy NASA đang nghiêm túc với kế hoạch dành những sứ mệnh chinh phục không gian cho tất cả mọi người.

Dù vậy vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan sẽ chỉ được trả lời sau khi các bác sĩ cũng như nhà khoa học tìm hiểu những biến đổi về thể chất với bà Koch sau khi đã trở về Trái đất.

Bà cũng muốn chia sẻ lời khuyên với các cô gái đang đeo đuổi giấc mơ của họ. "Hãy làm những gì khiến bạn sợ hãi. Mọi người nên nghĩ về những thứ khiến họ kinh ngạc và những gì lôi cuốn họ", bà nói.

Trong tương lai, chắc hẳn sẽ có ai đó vượt qua những kỷ lục về thời gian này. Và như cam kết của NASA, sẽ có người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng.

Rồi sẽ có hai hoặc nhiều phụ nữ hơn nữa tham gia trong một sứ mệnh chinh phục vũ trụ toàn nữ. Rồi chúng ta sẽ chứng kiến những đội công tác toàn nữ trên ISS. Nhưng đó sẽ là chuyện của một tương lai không gần.

Muốn kỷ lục bị phá vỡ

Christina Koch chia sẻ với Đài CNN rằng bà hi vọng kỷ lục của bà, tức việc một phụ nữ có thời gian làm việc liên tục dài nhất trong vũ trụ, sẽ tiếp tục bị phá bỏ càng sớm càng tốt, vì điều đó có nghĩa "chúng ta đang tiếp tục đẩy xa hơn các giới hạn".

Lần đầu tiên toàn chị em phụ nữ đi bộ ngoài không gian

TTO - Hai nhà du hành vũ trụ Mỹ đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian dành cho toàn nữ giới đầu tiên, một bước nhảy vọt trong cuộc đấu tranh đòi bình quyền cho nữ giới.



D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar