05/03/2015 15:56 GMT+7

Phụ nữ đâu phải cứ đặt chồng con lên hàng đầu

TTO - “Là phụ nữ Việt Nam, phải đặt gia đình chồng con lên hàng đầu, sự nghiệp không quan trọng, bản thân mình không quan trọng”. Thật tình là tôi chưa bao giờ đồng ý với quan điểm này của “các cụ”.

Ảnh minh họa - Ảnh: T.T.D

Đó là tâm sự của một người phụ nữ 32 tuổi, khi cho rằng mình sống cho cuộc sống của mình, chứ không phải sống cho ai khác.

Điều này cũng là cách nhiều phụ nữ khác đang chọn làm “phương châm” sống, khi với họ cuộc sống hàng ngày phụ nữ cũng đã gách vác công việc, kinh tế như đàn ông.

Với không ít người phụ nữ hiện nay, “làm tròn bổn phận” người phụ nữ không cứ nhất thiết phải theo cách xưa.

Thật trùng hợp, Tuổi Trẻ Online nhận được hai ý kiến khá giống nhau. Xin chia sẻ cùng bạn đọc:

Việc nhà: không bao giờ

Tôi 39 tuổi, đã hai lần lập gia đình. Thực sự tôi thấy hai ông chồng tôi đều hết sức “phong kiến” khi cho rằng phụ nữ phải làm tròn trách nhiệm, là tề gia nội trợ và chăm con.

Tôi chia tay người chồng đầu tiên cũng vì đối đầu với quan niệm theo tôi là cổ hũ đó. Thế nào là “làm tròn”? Sao “làm tròn” không phải là sống cuộc sống mà mình thích? Với tôi, được tận hưởng cuộc sống, ví dụ cùng đi đến những miền đất mình thích, được cùng chọn lựa quán ăn ngon rồi cả gia đình sạch sẽ thơm tho đến đó thưởng thức cũng là “làm tròn” vậy.

Đâu phải là đầu tắt mặt tối, công việc công ty chưa xong, tất tả chạy về dọn chén, rửa bát, đi chợ, nấu ăn, chăm sóc chồng con, quay cuồng hết 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày mới gọi là làm tròn?

Tôi có người bạn, chồng con bạn ấy rất là sung sướng, cứ phết cẳng lên xem tivi, cơm dọn sẵn mời ra ăn. Bạn bè rủ đi café là bạn ấy như gà mắc tóc, nhìn đồng hồ lo về để làm việc nhà; quần áo xộc xệch, chả chăm gì đến bản thân.

Nhà cửa bạn ấy hết sức tinh tươm, có lúc tôi nghĩ chắc mối tình nhà ấy hạnh phúc lắm, nào ngờ, thời gian sau, bạn ấy khóc vì chồng có… bồ nhí. Đó, tôi thấy “làm tròn” như chị ấy, đâu phải là mẫu mực đâu.

Tôi không có ý niệm làm việc nhà. Việc nhà để người giúp việc làm, bởi vì tôi đã đi làm việc công ty 10 tiếng một ngày rồi. Vì sao mình không sắp xếp công việc nhà cho người khác, để thời gian hưởng thụ cuộc sống với gia đình, với bạn bè.

Thực ra chồng hiện nay của tôi (tôi mới lập gia đình lại ba năm nay) cũng không cùng quan điểm này với tôi. Anh ấy không phản ứng nhiều nhưng đôi khi buông một câu “anh chỉ ước vợ cho anh ăn bữa cơm do vợ nấu”.

Tôi thấy cũng “nhột nhột” nhưng trả lời ngay: “Vợ anh nấu sao bằng đầu bếp nhà hàng nấu được, họ học mấy năm và thực hành cả mười mấy năm, mỗi người một nghề mà anh”. Và tôi thấy chồng tôi... cười cho qua.

Tôi nghĩ chuyện xã hội phân công công việc vậy, mình chọn và sắp xếp, là khoa học đấy chứ.

KIM PHƯỢNG (Quận 5)

Sinh con: một và chỉ một 

Tôi 32 tuổi, đã có gia đình và một con gái 2 tuổi. Trong những lần gặp gỡ bạn bè, ai cũng hỏi tôi bao giờ thì có đứa con thứ hai khi nhìn thấy vợ chồng tôi khá hạnh phúc và con gái tôi khỏe mạnh thông minh. Nhưng câu trả lời là, không bao giờ, và thú thật rằng tôi chưa bao giờ có ý niệm về việc có thêm một đứa con nữa.

Có thể quan điểm của tôi khác lạ so với quan điểm của một phụ nữ bình thường - theo chuẩn mực mà xã hội và truyền thống Việt Nam đang đặt lên họ.

Và tất nhiên là, quan điểm của tôi bị gia đình hai bên kịch liệt phản đối.

Tại sao vậy? Là phụ nữ Việt Nam, phải đặt gia đình chồng con lên hàng đầu, sự nghiệp không quan trọng, bản thân mình không quan trọng, vì thế mà phải sinh ít nhất 2 con, phụng dưỡng gia đình, tề gia nội trợ.

Thật tình là tôi chưa bao giờ đồng ý với điều này. Tại sao phải có 2 đứa con, thậm chí lúc có đứa con đầu tiên tôi còn phân vân rất nhiều liệu có nên có con hay không hay chỉ là 2 vợ chồng hạnh phúc là đủ. Tôi biết có rất nhiều phiền toái khi một đứa con ra đời, nó lấy đi ít nhất 5 năm của người phụ nữ trong bận bịu, xáo trộn, chưa kể là phải có trách nhiệm với đứa con đó cả cuộc đời.

Vậy thì tại sao phải tiếp tục có đứa con thứ hai nữa làm gì? Cuộc sống này là của tôi, và tôi cũng chỉ có một cuộc đời, tôi cần tận hưởng trước khi mọi thứ quá muộn. Nên tôi đã tận dụng mọi thời gian có thể để mặc đẹp, ăn ngon, đi du lịch, khám phá những vùng đất xinh đẹp, gặp gỡ bạn bè, hát ca nhảy múa…, đương nhiên là bên cạnh công việc.

Tôi biết, do điều kiện của tôi cũng khá thuận lợi, cả chồng và tôi đều có khả năng kiếm tiền, con cái có ông bà chăm sóc, nên tôi có thể thực hiện tốt mọi mong ước của bản thân.

Nhưng quan trọng nhất là, tôi không cho phép mình sống buồn và lo lắng, tôi ý thức rất rõ về việc những nỗi buồn và lo lắng chỉ làm giảm đi giá trị của cuộc sống ngắn ngủi này, nên tôi phải vui, mọi lúc mọi nơi, với tất cả mọi bạn bè đồng nghiệp yêu quý.

Có người nhìn thấy cuộc sống của tôi và cho rằng tôi hời hợt, không sâu sắc, không chiêm nghiệm, không có giá trị, cũng có người nói rằng tôi ích kỷ, nhưng thú thật là tôi không quá quan tâm. Nếu cứ đầu bù tóc rối vì con cái, đau khổ vì chồng con, đấu tranh vì sự nghiệp, thì mới là sâu sắc và có giá trị ư?!

Quanh tôi có biết bao nhiêu người như thế, và tôi thấy rằng, họ đang không phải sống cho bản thân mà chỉ vì sự tồn tại hạn hẹp mà thôi.

Tôi sống cho mình, tận hưởng niềm vui mỗi ngày, đó không phải là ích kỷ, đó chính là trân trọng bản thân mình và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ không có gì phải hối tiếc khi tôi già đi.

TRÚC ANH (Phú Nhuận)

Hai ý kiến trên thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn có đồng tình với hai mẫu phụ nữ trên, hay bạn thuộc mẫu nào khác? Bạn có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về địa chỉ: [email protected]

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar