06/02/2018 15:09 GMT+7

Phụ nữ có thai có thể tiêm vaccine phòng bệnh

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Đối với phụ nữ có thai, tùy theo từng trường hợp có thể xem xét để được chỉ định bảo vệ bằng những loại vaccine cần thiết.

Phụ nữ có thai có thể tiêm vaccine phòng bệnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: whattoexpect.com

Về mặt lý thuyết, việc sử dụng các loại vaccine phòng bệnh được chống chỉ định dùng đối với những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, nhưng trên thực tế, các nhà khoa học cũng không có đủ những bằng chứng thuyết phục về việc chống chỉ định sử dụng các loại vaccine chuẩn. Vì vậy đối với phụ nữ có thai, tùy theo từng trường hợp có thể xem xét để được chỉ định bảo vệ bằng những loại vaccine cần thiết.

Thực tế, các nhà khoa học đã ghi nhận, ngoại trừ vaccine phòng bệnh đậu mùa và những loại vaccine có thể gây sốt cao, không có bằng chứng nào thuyết phục, đủ cơ sở khoa học để chứng minh các loại vaccine phòng bệnh có hại đối với thai nhi trong thời kỳ thai nghén của người phụ nữ. 

Và cũng trên thực tế, những người phụ nữ khi mang thai sẽ có các yếu tố nguy cơ khá rõ rệt về khả năng bị nhiễm khuẩn và mắc một số bệnh phổ biến; vì vậy đối với những trường hợp này cần xem xét để sử dụng một số loại vaccine phòng bệnh phù hợp.

Các nhà khoa học khuyến cáo, khi sử dụng một loại vaccine phòng bệnh nhưng chưa có kết quả nghiên cứu rõ ràng cụ thể của vaccine đối với vấn đề thai nghén thì tốt nhất là không nên dùng. 

Cần lưu ý rằng, phản ứng sốt sau khi tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến tình trạng thai nghén trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó các cơ sở y tế dự phòng đã thận trọng không tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho những người phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. 

Có 6 loại vaccine và globulin có thể sử dụng cho người phụ nữ mang thai để phòng một số bệnh như phòng bệnh rubella và phòng bệnh phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR), phòng bệnh uốn ván, phòng bệnh bại liệt, phòng bệnh sốt vàng, phòng bệnh viêm gan B, globulin miễn dịch.

Đối với vaccine phòng bệnh rubella và phòng bệnh phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR), mặc dù trên thực tế có loại vaccine rubella sống giảm độc lực có thể gây ra các bất thường về thai nghén nhưng không có bằng chứng cụ thể khẳng định vấn đề này nên vẫn có thể tiêm được cho phụ nữ có thai nếu người đó có nguy cơ bị phơi nhiễm.

Đối với vaccine phòng bệnh uốn ván, nếu người phụ nữ mang thai đã được tiêm vaccine này trước đó 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một liều. Nếu người phụ nữ mang thai đã được tiêm chủng vaccine phòng bệnh uốn ván, nhưng không đầy đủ thì cần hoàn thành việc tiêm vaccine này trong thời kỳ đầu của thai nghén.

Đối với vaccine phòng bệnh bại liệt, loại vaccine bại liệt dạng uống nên được chỉ định dùng cho người phụ nữ mang thai nếu người đó có nguy cơ bị bệnh bại liệt và có thể thay thế bằng vaccine bại liệt bất hoạt IPV (Inactivated polyomyelitis vaccine) nếu tình trạng nhiễm trùng đã kết thúc trước khi người đó có nguy cơ bị phơi nhiễm.

Đối với vaccine phòng bệnh sốt vàng, nếu người phụ nữ mang thai đến du lịch ở những vùng có nguy cơ bị mắc bệnh sốt vàng thì nên sử dụng vaccine phòng bệnh sốt vàng.

Đối với vaccine phòng bệnh viêm gan B, tất cả các phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm gan B đều được chỉ định tiêm phòng loại vaccine này.

Đối với globulin miễn dịch, các nhà khoa học chưa biết rõ nguy cơ đối với thai nhi với miễn dịch bị động và globulin miễn dịch đối với thai nhi.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Không thích ngày thứ Hai? Đây không chỉ là nỗi sợ thông thường, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe.

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Từ biểu hiện đi ngoài ra máu, mệt mỏi, ăn uống kém, tại cơ sở y tế các bác sĩ phát hiện người đàn ông cùng một lúc mắc hai loại ung thư nguy hiểm.

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar