09/03/2023 10:59 GMT+7

Phụ huynh Hàn Quốc không ngại chi tiền tỉ cho con học thêm mong đỗ đại học

Để giúp con em có cơ hội nắm chắc trong tay tấm vé vào đại học, đặc biệt là những trường đại học danh giá, phụ huynh Hàn Quốc đã chi 26.000 tỉ won (khoảng 20 tỉ USD) cho các lớp học thêm trong năm 2022.

Phụ huynh Hàn Quốc không ngại chi tiền tỉ cho con học thêm mong đỗ đại học - Ảnh 1.

"Phố học thêm" Daechi, nơi những trung tâm học thêm (hagwon) nằm san sát nhau, ở quận Gangnam, thủ đô Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: KOREA HERALD

Cụ thể, theo báo Korea Herald, chi tiêu cho các lớp học thêm ngoài giờ của phụ huynh Hàn Quốc đã tăng 10,8% so với mức 23.400 tỉ won (khoảng 17,7 tỉ USD) của năm 2021.

Theo dữ liệu mà Cơ quan Thống kê Hàn Quốc và Bộ Giáo dục nước này công bố hôm 7-3, học phí cho môn tiếng Anh là cao nhất với 123.000 won (hơn 93 USD) mỗi tháng. Toán và tiếng Hàn xếp thứ hai và ba, với 116.000 won (gần 88 USD) và 34.000 won (gần 26 USD) mỗi tháng.

Học phí cho các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên là 18.000 won (13,6 USD) mỗi tháng cho mỗi học sinh.

Những dữ liệu trên được Cơ quan Thống kê kết hợp với Bộ Giáo dục Hàn Quốc tổng hợp trong năm 2022, dựa trên khảo sát với 74.000 học sinh đến từ 3.000 trường tiểu học và trung học phổ thông trên khắp đất nước.

Để có thể vững tiến trên đường đua vào đại học, các học sinh Hàn Quốc phải tham gia các lớp học thêm tại các trung tâm tư nhân trung bình 7,2 giờ mỗi tuần ngoài giờ học chính tại trường.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết mức chi tiêu trung bình hằng tháng cho các lớp học thêm tư nhân đã tăng 11,8% trong năm 2022, đạt 410.00 won (hơn 315 USD) mỗi học sinh.

Khảo sát của hai cơ quan này còn cho thấy các hộ gia đình có thu nhập trung bình trên 8 triệu won/tháng (hơn 6.000 USD) mỗi tháng đã chi 648.000 won (500 USD) cho việc học thêm của các con. Trong khi các gia đình có thu nhập dưới 3 triệu won/tháng (2.300 USD) chi 178.000 won (hơn 138 USD).

Mức thu nhập và gánh nặng tài chính là không giống nhau ở các gia đình, vì thế đã gây ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn giáo dục bên ngoài lớp học chính thức.

Trước tình hình này, Bộ Giáo dục Hàn Quốc dự kiến hợp tác với các phòng giáo dục cấp tỉnh, thành lên kế hoạch trong nửa đầu năm 2023 để giảm gánh nặng học phí cho các phụ huynh và học sinh.

Tại Hàn Quốc, học sinh trung học thường vào học lúc 8h30 sáng và kết thúc lúc 18h chiều, nhưng các em phải ở lại tự học ở lớp cho đến 21h tối. Vì thế, trước đây rất nhiều trung tâm học thêm đã dạy đến 2h sáng hôm sau.

Khi Chính phủ Hàn Quốc ban hành lệnh cấm dạy học muộn, các “lò luyện thi” này chuyển sang bắt đầu dạy học lúc 3h sáng để các em học sinh kịp đến trường.

Các trung tâm dạy thêm tư nhân ngoài giờ học (hagwon) là một dạng trường tư thục hợp pháp, dạy kèm các môn như nghệ thuật, võ thuật cho đến các môn văn hóa như tiếng Anh, toán, tiếng Hàn với giáo trình được biên soạn riêng biệt, để đảm bảo các học sinh đạt được thành tích cao nhất trong kỳ thi đại học.

Mùa đông là mùa... phẫu thuật thẩm mỹ của học sinh Hàn Quốc

TTO - Khi kỳ thi tuyển sinh đại học, bài thi năng lực học tập của trường đại học (CSAT) kết thúc, nhiều học sinh trung học Hàn Quốc lên kế hoạch phẫu thuật thẩm mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar