01/12/2012 04:53 GMT+7

"Phóng viên" nghiệp dư

MINH TÂM
MINH TÂM

TT - Ở Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, có một mô hình gây quỹ học bổng cho học trò nghèo khá độc đáo. Nhóm “phóng viên nghiệp dư” gồm năm thầy cô đã đến tận nhà các học sinh nghèo vượt khó để quay phim rồi trình chiếu nhằm gây quỹ học bổng cũng như kích thích phong trào vượt khó học tập trong toàn trường...

Mô hình này ra đời cách đây bốn năm và người nghĩ ra là cô Nguyễn Thị Quỳnh Anh, giáo viên môn vật lý. Cô Quỳnh Anh nhớ lại trường có nhiều em hoàn cảnh quá khó khăn phải sớm mưu sinh để tự nuôi bản thân, nuôi việc học. Điều này khiến cô cứ trăn trở. Rồi lần đó khi xem phóng sự về những cảnh đời trên tivi, cô Quỳnh Anh bật lên ý nghĩ: tại sao không trực tiếp đến nhà các em quay phim rồi phát cho mọi người xem. Đây sẽ là minh chứng để kêu gọi sự hỗ trợ các em, cũng là gương sáng cho các em khác noi theo. Ý tưởng của cô Quỳnh Anh chẳng những được trường tán thành mà còn được ban giám hiệu hỗ trợ thêm máy quay. Thế là nhóm “phóng viên” nghiệp dư gồm năm giáo viên, mỗi người đảm nhiệm một khâu: quay phim, dựng phim, phỏng vấn, lồng tiếng...

Danh sách học trò nghèo được các giáo viên chủ nhiệm gửi đến, theo đó nhóm chọn ra những điển hình học giỏi, vượt khó... Thầy Nguyễn Quốc Dũng - giáo viên tin học, tâm sự: “Buổi đầu tác nghiệp khá lúng túng bởi tay nghề còn quá non, nào là chưa biết chọn góc độ, tư thế thu hình cho đạt. Rồi phần zoom phóng to, thu nhỏ không đều tay nên màn hình bị giật...”. Biết lực còn yếu, nhóm quyết nâng tay nghề bằng cách tìm tài liệu học hỏi, rồi xem truyền hình để rút kinh nghiệm...

Để có những thước phim sống động, nhóm chẳng những quay “diễn viên chính” mà còn phải quay cả những “diễn viên phụ” là phụ huynh các em. Đa số gia đình các em sống bằng làm ruộng, giăng câu... Vì vậy cả nhóm theo chân “các diễn viên” lội tuốt ra đồng hoặc ra sông, kênh rạch... Cô Quỳnh Anh tâm sự: “Tiếp xúc rồi mới thấy thương và nể các em quá! Có em cả gia đình ba người sống trên chiếc ghe cũ nát, có em vừa chào đời đã bị mẹ bỏ rơi phải nương dựa vào ông bà ngoại, mưu sinh bằng việc mò cua bắt ốc, Nhìn cảnh đời như vậy nhóm càng quyết tâm hơn...”.

Cô Võ Thị Kim Cương - bí thư Đoàn trường - nhớ lại: “Năm đầu vận động được 10 triệu đồng trao cho mười em, mỗi suất 1 triệu đồng. Những năm sau thêm nhiều người biết việc làm của nhóm nên nhiệt tình tham gia. Có học sinh bỏ ống tiết kiệm hoặc dành dụm tiền gửi vào quỹ. Nhiều giáo viên, phụ huynh cũng chung tay chia sẻ. Cứ vậy số quỹ tăng từ 13 triệu lên 25 triệu đồng. Số em nhận học bổng cũng tăng thêm từ 20-27 suất. Còn hiện giờ danh sách trao học bổng là 28 em”.

Việc làm ý nghĩa của nhóm đã lan tỏa sang trường lân cận khác như Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Và như vậy sẽ có thêm nhiều bạn học sinh nhận được những cái nắm tay tiếp sức nồng ấm tình người, đôi chân sẽ bước vững hơn trên con đường đến trường.

MINH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar