10/08/2016 09:33 GMT+7

Phòng ung thư 
bằng biện pháp kép

HỒNG HÀ
HỒNG HÀ

TTO - Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tiêm chủng góp phần quan trọng giúp khống chế nhiều căn bệnh gây dịch từng là nỗi ám ảnh của người Việt.

Vắc xin ngừa HPV dành cho nữ giới tuổi từ 9- 26, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục - Ảnh: O.N

Ông Cảm nhận định với những bệnh đã có văcxin phòng thì văcxin là cách phòng bệnh chủ động rẻ tiền nhất. Bên cạnh đó, sàng lọc, phát hiện bệnh sớm bằng việc khám bệnh định kỳ cũng là biện pháp có hiệu quả.

Phòng bệnh bằng văcxin

Có gần 30 văcxin đang được sử dụng tại các phòng tiêm chủng dịch vụ, như văcxin 3, 4, 5, 6 trong 1, văcxin ngừa phế cầu khuẩn, viêm màng não cầu khuẩn, ngừa ung thư cổ tử cung do virút HPV... Một số ý kiến cho rằng giá nhiều văcxin dịch vụ đắt đỏ, nhưng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, khó đánh giá như thế nào là đắt nếu so với hiệu quả phòng bệnh.

“Có những cán bộ của trung tâm chúng tôi đi giám sát và gặp những ca bệnh đáng tiếc, bé nhiễm virút viêm não Nhật Bản B và bị biến chứng về thần kinh, bé vẫn lớn lên nhưng không đi học được nữa và cả cuộc đời sẽ ngơ ngác như vậy. Nhưng nếu được tiêm chủng đủ mũi thì tình hình đã khác. Hay như ung thư cổ tử cung nếu phát hiện muộn thì là bệnh khó điều trị, vì vậy nếu có thêm phần trăm nào phòng bệnh được cũng là đáng quý. Với những bệnh có văcxin phòng, theo tôi văcxin là biện pháp phòng bệnh chủ động rẻ nhất”, ông Cảm phân tích.

Các văcxin hiện có đã bao phủ phòng nhiều bệnh nguy hiểm ở nhóm dưới 1 tuổi cũng như các nhóm tuổi lớn hơn. Ông Nguyễn Trần Hiển, chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam, cho hay hằng năm có khoảng 490.000 phụ nữ trên toàn thế giới mắc mới và trên 270.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Mỗi 2 phút trôi qua, trên thế giới lại có một phụ nữ chết do căn bệnh này. Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ sống sót khá cao.

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 5.300 ca mắc mới và 2.500 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung và đây là một trong những ung thư phổ biến nhất, là nguyên nhân gây tử vong cao hàng đầu trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Theo ông Hiển, HPV là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Số liệu báo cáo mới nhất của trung tâm nghiên cứu về HPV vào tháng 2-2016 cho thấy khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới là do loại 16 và 18. Riêng tại Việt Nam, HPV 16, 18 là chủng phổ biến gây bệnh này (chiếm khoảng 82,8%).

GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết thêm văcxin ngừa HPV có một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm là sưng đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ trong 1-2 ngày, đau đầu, chóng mặt... Các biểu hiện này không đòi hỏi phải điều trị mà có thể tự khỏi. Ở góc độ phòng bệnh, ông Trần Văn Thuấn, phó giám đốc Bệnh viện K, cho rằng nếu tai biến nằm trong tỉ lệ cho phép và tính trên lợi ích cho cộng đồng thì vẫn nên tiêm ngừa.

Phòng bệnh bằng sàng lọc, phát hiện sớm

Theo ông Trần Văn Thuấn, chị em dù đã tiêm ngừa cũng nên đi khám định kỳ và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, vì việc tiêm ngừa không loại trừ hoàn toàn các chủng virút gây bệnh. Đặc biệt cần chú ý đến các “biện pháp kép”: phụ nữ trên 30 tuổi nên đi khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Nếu tiêm văcxin phòng HPV, tốt nhất là tiêm ngừa trước khi có quan hệ tình dục.

Lưu ý là ung thư vú và cổ tử cung là hai loại ung thư đứng hàng đầu trong các ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên nếu được sàng lọc, phát hiện sớm thì cả hai loại ung thư này đều có tỉ lệ chữa khỏi cao. Nếu sưng hoặc có khối u, hạch ở nách, có u hoặc nhiều u ở ngực, ngực bị nóng và ửng đỏ (thậm chí có thể chuyển màu đỏ tím), thay đổi hình dạng núm vú hoặc núm vú đột nhiên chảy dịch... thì chị em cần đi khám sớm và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư vú. Ung thư cổ tử cung có thể biểu hiện bằng các cơn đau vùng chậu, chảy máu bất thường khi không phải kỳ kinh hoặc đã mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt và dịch âm đạo bất thường, có màu/mùi lạ...

Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất đã có văcxin phòng bệnh, bên cạnh một số văcxin gián tiếp phòng ung thư như tiêm văcxin ngừa viêm gan B đề phòng trường hợp nhiễm virút và bệnh tiến triển thành ung thư gan, xơ gan.

Cần nhiều thông tin tư vấn hơn

Theo nhiều tư vấn viên thì giá thành văcxin ngừa HPV hiện nay đã giảm do có nhiều người tiêm hơn so với những năm trước, có giai đoạn một mũi văcxin ngừa bệnh lên tới hơn 1,8 triệu đồng. Mặc dù có giá thành cao, nhưng khi tìm hiểu về dịch vụ tư vấn loại văcxin này tại nhiều trung tâm thì chúng tôi nhận thấy khâu giải đáp còn sơ sài. Đa số đều cho là văcxin lành, không cần thăm khám, làm xét nghiệm trước khi tiêm.

Tuy nhiên theo người dùng, nếu khâu tư vấn kỹ càng hơn thì người dùng sẽ có nhiều thông tin hơn và thấy thỏa đáng hơn khi sử dụng dịch vụ. 

QUỲNH LIÊN

HỒNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar