26/03/2021 17:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phong trào phản đối đảo chính Myanmar được đề cử Nobel Hòa bình

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Phong trào phản đối đảo chính (CDM) ở Myanmar đã được 6 giáo sư khoa học xã hội thuộc Đại học Oslo (Na Uy) đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2022.

Phong trào phản đối đảo chính Myanmar được đề cử Nobel Hòa bình - Ảnh 1.

Các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế ở Mandalay, Myanmar xuống đường biểu tình ngày 21-3 - Ảnh: AFP

Đại diện nhóm giáo sư, ông Kristian Stokke cho biết mục đích của việc đề cử là để thu hút thêm sự chú ý của thế giới về cách phản đối đảo chính bất bạo động ở Myanmar. Thư đề cử được gửi hồi tuần trước nhưng mới được nhóm ông Stokke tiết lộ ngày 26-3.

Một đại diện của CDM, đề nghị giấu tên, tin rằng việc phong trào được đề cử sẽ tập hợp thêm tiếng nói kêu gọi chính quyền quân sự "kiềm chế bạo lực và chuyển giao hòa bình, ngay lập tức quyền lực cho chính phủ đã được bầu cử dân chủ của Myanmar".

CDM được phát động ngày 3-2, hai ngày sau khi quân đội Myanmar lật đổ chính phủ do Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi đứng đầu. Phong trào này ban đầu chỉ có các y bác sĩ và nhân viên y tế tại một số thành phố lớn tham gia, mục đích nhằm gây áp lực lên chính quyền quân sự trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành ở Myanmar.

Phong trào sau đó lan rộng ra nhiều ngành khác như đường sắt, giáo dục, vận tải, cảnh sát và thậm chí cả các quan chức ngoại giao. Theo tờ Irrawaddy của Myanmar, Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc, ông Kyaw Moe Tun, là một trong những người đã hưởng ứng CDM.

Trong bài phát biểu ngày 26-2 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Kyaw Moe Tun đã thể hiện sự phản đối chính quyền quân sự và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để bảo vệ nhân dân Myanmar. Sau bài phát biểu, ông Kyaw Moe Tun bị chính quyền quân sự tuyên bố sa thải, nhưng lại được phục chức sau khi người được quân đội Myanmar chỉ định thay thế ông nộp đơn từ chức.

Theo truyền thông Myanmar, hàng trăm cảnh sát đã kháng lệnh của chính quyền quân sự, gia nhập CDM và đứng về phía người biểu tình. Hãng tin Reuters trích lời một quan chức Ấn Độ cho biết khoảng 280 cảnh sát Myanmar đã trốn sang nước này để không phải tuân lệnh của chính quyền Myanmar hiện tại.

Nhà chức trách Myanmar đã kêu gọi các bác sĩ không tham gia CDM, viện dẫn điều này có thể khiến các bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc COVID-19 ở Myanmar gặp khó khăn, nguy hiểm tính mạng. Đại diện chính quyền hôm 23-3 khẳng định sẽ không dỡ bỏ các hạn chế mạng Internet do đây là phương tiện để kích động bạo lực trong nước.

Ủy ban Nobel Na Uy chỉ chấp nhận các đề cử nộp trước thời hạn 31-1. Do đó đề cử của nhóm ông Stokke sẽ được xem xét cho giải Nobel Hòa bình năm 2022, Hãng thông tấn AFP giải thích thêm.

Ủy ban Nobel Na Uy chưa bao giờ công bố danh sách người được đề cử và chỉ công bố tên người chiến thắng, thông thường là tháng 10 hàng năm. Nobel Hòa bình năm 2020 thuộc về Chương trình Lương thực Thế giới.

Hàng chục ngàn người, trong số đó có các chính trị gia và những người từng đoạt giải Nobel cùng một số giáo sư đại học, đủ điều kiện để gửi đề cử cho giải Nobel Hòa bình, theo AFP.

Bác sĩ, y tá ở Myanmar xuống đường biểu tình

TTO - Ngày 21-3, bác sĩ và y tá ở miền trung Myanmar đã xuống đường biểu tình từ lúc bình minh. Họ đội mũ bảo hộ và giơ cao các áp phích in hình Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar