11/03/2019 08:49 GMT+7

Phòng ngừa 5 căn bệnh phổ biến gây tử vong ở nam giới cao tuổi

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Mặc dù bạn không thể lựa chọn giới tính nhưng bạn có thể bắt đầu thực hành những thói quen lành mạnh ngay từ bây giờ.

Phòng ngừa 5 căn bệnh phổ biến gây tử vong ở nam giới cao tuổi - Ảnh 1.

Tập thể dục thường xuyên để ngừa nhiều bệnh. Ảnh: huffingtonpost.com

Một tin tốt cho phái mạnh về tuổi thọ: Mặc dù phụ nữ vẫn sống lâu hơn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng khoảng cách về tỉ lệ tử vong hoặc khác biệt về tuổi thọ, đang dần thu hẹp.

Hãy tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở đàn ông lớn tuổi và các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù bạn không thể lựa chọn giới tính nhưng bạn có thể bắt đầu thực hành những thói quen lành mạnh ngay từ bây giờ.

Bệnh tim

Bệnh động mạch vành là bệnh mà động mạch cung cấp máu cho cơ tim trở nên hẹp và xơ cứng, dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim. Nguy cơ mắc bệnh tim của một nam giới sẽ tăng lên đáng kể sau tuổi 45.

Bạn có thể làm gì để phòng chống?

- Tránh hút thuốc, hút thuốc lá thường làm tăng nguy cơ bệnh tim;

- Theo dõi lượng cholesterol và giữ chúng trong giới hạn lành mạnh;

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

- Ăn thực phẩm tốt cho tim, ví dụ như hoa quả tươi, rau củ, lúa mạch, quả hạch, cá, và những thức ăn khác chứa nhiều chất xơ và lượng chất béo bão hòa thấp;

- Tập thể dục thường xuyên để tăng nhịp tim, lý tưởng là 30 phút một lần và 5 lần mỗi tuần.

Ung thư

Ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại trực tràng là những bệnh gây tử vong thường gặp nhất ở nam giới. Mặc dù tiền sử gia đình có người bị ung thư có thể làm tăng nguy cơ của bạn, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện những việc sau để để hạn chế nguy cơ:

Những việc bạn có thể thực hiện:

- Không hút thuốc, tránh hít phải khói thuốc;

- Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm bất cứ khi nào có thể, tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại tại nơi làm việc và tại nhà;

- Ăn thực đơn lành mạnh bao gồm hoa quả, rau củ, chất xơ, và cá, trong lúc giảm chất béo và thịt;

- Năng động;

- Hạn chế sử dụng rượu, chỉ uống 1-2 ly nhỏ mỗi ngày, tiêu thụ quá nhiều rượu có thể liên quan đến nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng và phổi;

- Sử dụng các biện pháp bảo vệ làn da, đeo kính râm và nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da hãy đi khám bác sĩ;

- Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng và tuyến tiền liệt nếu bạn trên 50 tuổi.

Bệnh đường hô hấp dưới mạn tính

Những bệnh này bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, cùng nhau gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Hút thuốc lá, xì gà và hút tẩu thuốc làm tăng nguy cơ tử vong do COPD lên gấp 12 lần so với những người không hút thuốc. COPD cũng có thể dẫn đến ung thư phổi. Ô nhiễm không khí như nhiễm radon, asbestos và khói xe có thể gây nên bệnh phổi.

Bạn có thể làm gì?

- Không hút thuốc và từ bỏ thuốc lá;

- Tránh hít phải khói thuốc lá;

- Tránh xa những chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm bụi bẩn và khói của hóa chất.

Đột quỵ

Cơn đột quỵ xảy ra khi não bộ không nhận đủ máu, có thể do tắc mạch máu cung cấp cho não hoặc vỡ mạch máu não. Nguy cơ đột quỵ của bạn tăng cao nếu bạn được chẩn đoán cao huyết áp, tăng cholesterol, hoặc tiểu đường.

Bạn có thể làm gì để phòng chống:

- Kiểm tra huyết áp, điều trị cao huyết áp để làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim;

- Giảm lượng natri (muối) tiêu thụ để giảm huyết áp;

- Kiểm soát bệnh tiểu đường;

- Nếu bạn hút thuốc lá, hãy từ bỏ vì hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ;

- Chỉ uống rượu ở mức độ phù hợp, không nhiều hơn 1-2 ly nhỏ mỗi ngày;

- Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh để giảm lượng chất béo bão hòa.

Tiểu đường

Nếu bạn mắc tiểu đường, cơ thể bạn gặp vấn đề trong việc sử dụng glucose từ thức ăn. Tiểu đường type 1, là do hệ miễn dịch tấn công tế bào sản xuất insulin. Tiểu đường type 2 phổ biến hơn, glucose tích tụ trong máu thay vì được sử dụng như năng lượng. Nhiều người đàn ông không biết họ bị tiểu đường cho đến khi họ xuất hiện những triệu chứng, như mất thị lực và các biến chứng của tiểu đường.

Bạn có thể làm gì?

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Nếu có tiền sử tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ.

- Ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả, rau củ, cá, ngũ cốc, hạn chế đường, chất béo bão hòa và muối.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar