16/03/2018 15:03 GMT+7

Phòng bệnh cúm thông thường

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Cúm là một bệnh truyền nhiễm gây dịch thường được lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm Influenzae gây ra.

Phòng bệnh cúm thông thường - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng bệnh cúm. Ảnh: libyanexpress.com

Hiện nay ngoài bệnh cúm lợn A/H1N1, cúm gia cầm A/H5N1 và A/H7N9 từ động vật lây sang người, hàng năm với điều kiện thuận lợi, bệnh cúm thông thường có thể phát triển trong mùa bệnh và tấn công con người cũng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy mọi người cần quan tâm đến việc phòng ngừa.

Đặc điểm bệnh cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm gây dịch thường được lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm Influenzae gây ra. Loại virus này có khả năng đột biến cao nhưng thực tế trong hầu hết các vụ dịch lớn nhỏ, virus cúm type A và type B là tác nhân gây bệnh chính.

Các nhà khoa học đã tổng hợp ghi nhận type cúm A có thể gây đại dịch liên lục địa, type cúm B gây dịch khu trú trên một lục địa và type cúm C gây dịch trong một phạm vi hẹp hơn. Bệnh cúm khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt, nhức mỏi chân tay, đau khắp thân mình; đau họng, sổ mũi, ho khan; sau 48 giờ bệnh nhân có cảm giác rất mệt mỏi. 

Bệnh có thể tự khỏi sau từ 4 đến 5 ngày hoặc 7 ngày tùy theo trường hợp. Người bệnh vẫn còn triệu chứng ho, mệt có thể kéo dài đến 2 tuần. Người già, trẻ em, người có bệnh phổi mãn tính; bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận dễ bị bội nhiễm vi khuẩn; trong đó có thể gây viêm phổi nặng hoặc thể cúm ác tính dẫn đến suy hô hấp.

Thể cúm bị bội nhiễm rất hay gặp do virus cúm làm suy giảm sức chống đỡ của các tế bào miễn dịch ở phổi gây nên triệu chứng ho có đờm; lúc đầu đờm có màu trắng, loãng nhưng sau đó có màu vàng, màu xanh. Đối với trẻ em thường kèm theo viêm xoang, viêm tai, viêm thanh quản. Thể cúm ác tính ít gặp hơn nhưng có nguy cơ tử vong cao. 

Trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai, triệu chứng bệnh cúm xảy ra như thể cúm thông thường nhưng sau đó đột ngột xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp cấp tính; người bệnh bị phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm gan hoại tử, suy thận cấp, viêm não-màng não.

Điều trị

Điều trị bệnh cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, đồng thời phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để đề phòng trường hợp thể cúm ác tính có thể xảy ra. Thông thường việc điều trị triệu chứng hay dùng các thuốc giảm sốt như paracetamol, thuốc giảm ho như terpin codein, vitamin hỗ trợ như vitamin C, vitamin B...

Việc dùng thuốc kháng sinh cần chú ý trong các trường hợp đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn. Nên dùng các loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng và có thể dùng hai loại kháng sinh phối hợp. Cần chú ý nên dùng thuốc kháng sinh sớm đối với những bệnh nhân lớn tuổi.

Người có bệnh phổi hay bệnh phế quản mạn tính phải được điều trị tại bệnh viện để theo dõi, xử trí biến chứng kịp thời, không được điều trị ngoại trú. Việc phòng bệnh tốt và hiệu quả nhất là hàng năm nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm.

Phòng bệnh bằng vaccine

Ngoài các biện pháp giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, việc phòng bệnh cúm cũng được thực hiện bằng tiêm chủng vaccine. Vaccine cúm thường có hiệu lực bảo vệ khoảng 70% trong thời gian 1 năm và được chỉ định sử dụng cho những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận hoặc rối loạn chuyển hóa; những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có tím tái; người lớn và trẻ em đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch; những người đang làm các dịch vụ chăm sóc tại nhà; những người đang chăm sóc cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Vaccine cúm được sử dụng để phòng ngừa bệnh cúm hàng năm bằng cách tiêm bắp thịt hoặc tiêm sâu dưới da, tốt nhất là nên tiêm phòng vào mùa thu. Đối với những người khỏe mạnh, chỉ cần tiêm một liều vaccine duy nhất. Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần. Việc sử dụng vaccine cúm bất hoạt cho những người dễ bị cảm nhiễm rất quan trọng và hầu như những người được tiêm vaccine đều được phòng vệ tốt, tránh được sự mắc bệnh.

Chú ý khi sử dụng vaccine cúm tiêm phòng có thể gây nên một số tác dụng phụ như sưng đau chỗ tiêm. Triệu chứng sốt, mệt, đau cơ gọi là hội chứng giả cúm ít khi xảy ra; hội chứng này có thể xuất hiện vài giờ sau khi tiêm vaccine nhất là ở trẻ em và thường kéo dài khoảng vài ngày mới khỏi. 

Các phản ứng tức thì như nổi mề đay, phù mạch, hen phế quản hoặc sốc phản vệ rất hiếm gặp; tuy nhiên cần thận trọng khi tiêm cho những người có cơ địa dị ứng. Vaccine cúm được chống chỉ định dùng cho những người có tiền sử dị ứng với trứng, người đang bị sốt và phụ nữ có thai.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao và đưa ra khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Người phụ nữ 42 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát và cũng lười uống nước.

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Thường xuyên bị đau nhức, phù chân sau một ngày dài đứng hoặc ngồi nhiều. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản này có thể là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch, căn bệnh đang âm thầm đe dọa tới 1/3 người trưởng thành Việt Nam.

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar