26/08/2017 15:55 GMT+7

​Phòng bệnh cận thị ở lứa tuổi học sinh

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Cận thị ở trẻ em do yếu tố di truyền và điều kiện sinh hoạt gia đình chiếm tỉ lệ 7,41% - 24,46%. Nguyên nhân nổi bật nhất vẫn là ánh sáng không đầy đủ, áp lực nhìn lớn và khoảng cách không phù hợp kéo dài.

Chương trình học tập hiện nay quá nặng, học sinh phải học cả 3 buổi (sáng, chiều, tối) buộc mắt phải làm việc liên tục. Việc tập trung nhìn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cận thị, nhất là ở học sinh cấp I (6 - 10 tuổi) do ở lứa tuổi này cơ quan thị giác chưa hoàn chỉnh cả về mặt cấu tạo và sinh lý. Vì thế, tỉ lệ cận thị mới mắc sau một năm ở học sinh cấp tiểu học cao gấp 5 lần so với học sinh cấp phổ thông trung học.

Chương trình học vốn đã nặng, ngoài giờ học các em còn giải trí bằng trò chơi điện tử, xem tivi, game trên máy vi tính, điện thoại đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự điều tiết của mắt khiến tình trạng trẻ bị cận thị gia tăng. Do hình ảnh di chuyển liên tục và các em phải ngồi gần màn hình máy tính nên độ cận đã tăng lên nhanh chóng. Các truyện tranh, sách in chữ quá nhỏ cũng làm tăng gánh nặng đối với mắt.

Khi đã bị cận thị, nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ gây mệt mỏi đôi mắt, thậm chí nhức mắt hoặc nhức đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ cận thị sẽ bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực như sự nhanh nhạy, giao tiếp xã hội, nhận biết hình thể cũng như việc lựa chọn một số nghề. Hơn nữa, cận thị còn có thể dẫn đến những bệnh lý như lé mắt, nhược thị, co quắp điều tiết... gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ và còn để lại di chứng cho thế hệ sau.

Để phòng ngừa, hiện nay chưa có một phương pháp nào hiệu quả hoàn toàn. Tuy nhiên, nên có một chế độ học tập và làm việc hợp lý xen kẽ với những vận động thể lực vừa phải. Học tập, làm việc, đọc sách đúng khoảng cách, đúng tư thế, đủ ánh sáng sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi.

Khi ngồi viết, ánh sáng phải chiếu phía đối diện của tay cầm bút, chữ và giấy phải có độ tương phản tốt, khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 - 30 cm, cho mắt thư giãn bằng cách nhìn ra xa trong 5-10 phút sau mỗi 30-40 phút làm việc. Không nên để mắt quá căng thẳng khi tiếp xúc với màn hình vi tính, không chơi trò chơi điện tử lâu...

Phương pháp điều trị thuận tiện và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng, sau đó là kính tiếp xúc (kính áp tròng). Đối với trẻ em, không có chỉ định mổ cận thị bằng Laser Excimer trừ những trường hợp rất đặc biệt chỉ người trên 18 tuổi mới được áp dụng phương pháp điều trị này.

Nhiều bậc phụ huynh không để ý và chỉ phát hiện con mình bị cận thị nặng khi các cháu học hành giảm sút và cô giáo đề nghị gia đình cho con đi kiểm tra mắt. Khi phát hiện trẻ bị cận thị, nhiều phụ huynh nghĩ đơn giản chỉ cần đo kính một lần là đủ, xem thường việc tái khám định kỳ.

Tái khám định kỳ rất quan trọng vì trẻ đang phát triển nên độ cận còn tăng, cần theo dõi mỗi 6 tháng để kiểm tra và điều chỉnh kính phù hợp. Ngoài ra cũng cần nhắc nhở trẻ đeo kính thường xuyên để giữ gìn thị lực.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: cận thị

Tin cùng chuyên mục

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Bệnh bỗng dưng rơi lệ, có trị hết không?

Nhiều người dù không có cảm xúc gì cũng tự nhiên rơi lệ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một vấn đề bệnh lý, hoàn toàn không phải tâm lý.

Bệnh bỗng dưng rơi lệ, có trị hết không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar