18/07/2024 15:39 GMT+7

Phó chủ tịch UBND TP.HCM: Cần có giải pháp để kiểm soát tốt an toàn thực phẩm tại trường học, chợ...

Việt Nam được du khách đánh giá là bếp ăn thế giới, không cớ gì vì an toàn thực phẩm để ảnh hưởng đến niềm tự hào đó. Chúng ta phải có giải pháp để kiểm soát tốt hơn thực phẩm tại trường học, chợ, điểm du lịch...

Bà Trần Thị Diệu Thúy, phó chủ tịch UBND TP.HCM, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: N.TRÍ

Bà Trần Thị Diệu Thúy, phó chủ tịch UBND TP.HCM, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: N.TRÍ

Bà Trần Thị Diệu Thúy - phó chủ tịch UBND TP.HCM - phát biểu tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 của ngành an toàn thực phẩm TP, diễn ra ngày 18-7.

Theo bà Thúy, ngành quản lý an toàn thực phẩm TP đã có những cố gắng trong việc xây dựng thực phẩm sạch và loại bỏ thực phẩm bẩn. Sắp tới cần có thêm các giải pháp để tăng hiệu quả về mặt quản lý, đặc biệt là có giải pháp riêng để quản lý an toàn thực phẩm ngay khu vực, địa điểm cụ thể như chợ, cổng trường, khu nhiều khách du lịch...

"Chợ truyền thống, có thể xem xét cấp danh hiệu hay dấu hiệu riêng đối với những quầy sạp được quản lý, kiểm soát tốt, không gian kinh doanh và hàng hóa đảm bảo", bà Thúy nói.

Theo lãnh đạo UBND TP, ngành quản lý an toàn thực phẩm TP cần bám sát nghị quyết 98 và nội dung trong lĩnh vực để làm tốt hơn nữa, khẳng định với trung ương và tỉnh thành việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là xứng đáng và cần thiết với sức khỏe nhân dân.

Trao đổi tại hội nghị, bà Phạm Khánh Phong Lan - giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP - cho biết sắp tới sẽ đẩy mạnh hoạt động kiểm soát tại chợ, trường học, và đặc biệt là hàng quán vỉa hè, điểm bán thức ăn nhanh.

"Ngoài tăng liên kết với các đơn vị liên quan, chúng tôi sẽ xem xét có giải pháp riêng cho từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể như cấp logo chứng nhận cho những điểm bán thức ăn nhanh, thực phẩm đường phố được kiểm soát tốt.

Ngoài ra có thể phân chia từng khu vực, tuyến đường, chia lô ra để quản lý cố định đối với thức ăn đường phố, những điểm bán nhỏ lẻ tại khu chế xuất - công nghiệp", bà Lan khẳng định.

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

Sở An toàn thực phẩm cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, TP.HCM xảy ra 4 vụ liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm. Trong đó, 2 vụ chưa đủ cơ sở kết luận ngộ độc thực phẩm, 2 vụ đang chờ kết luận.

Theo ông Lê Minh Hải - phó giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, địa bàn TP rộng lớn, dân cư đông nên có sự phức tạp trong nguồn cung cấp thực phẩm. Thời gian qua xảy ra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên, kết luận nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm với tỉ lệ không nhiều.

"Để ngăn ngừa và chủ động xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM là cơ quan đầu mối xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm và đang lấy ý kiến sở, ngành để trình UBND TP.HCM ban hành quy chế theo hình thức là văn bản quy phạm pháp luật.

Khi có quy chế sẽ xác định rõ nội dung công việc của từng đơn vị sẽ thực hiện nếu có xảy ra ngộ độc. Cùng với đó là trách nhiệm, sự phối hợp giữa các đơn vị", ông Hải nói.

Trong khi đó, đại diện Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cho biết với hơn 250.000 lao động và trên 1.500 dự án, việc quản lý an toàn thực phẩm tại khu chế xuất - công nghiệp rất quan trọng. 

Ngoài ra, sự phối kết hợp, phân quyền giữa các đơn vị liên quan cần xem xét, đẩy mạnh hơn.

"Căn cứ pháp lý lĩnh vực an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều qua các quy định cũ nên cần cập nhật và ký lại quy chế phối hợp mới".

6 tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra 40.418 cơ sở, phát hiện 1.152 cơ sở vi phạm, xử phạt 407 cơ sở, phạt tiền 350 cơ sở với tổng số tiền 2,9 tỉ đồng.

Tịch thu và tiêu hủy nhiều hàng hóa, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm bao gồm các loại như: bánh, kẹo, rượu, bia, đường, thực phẩm chức năng...; đình chỉ hoạt động 3 cơ sở, chuyển cơ quan điều tra 1 cơ sở.

TP.HCM cũng đã rà soát 4.080 sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo trên các trang thông tin điện tử kinh doanh qua mạng, phát hiện 63 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm và xử lý.

Mì ăn liền Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm của EU

Đây là tin vui cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối mì ăn liền, khi EU là thị trường lớn, tiềm năng với 450 triệu dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nỗ lực khởi công trước tháng 12-2025

Ngày 14-5, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nỗ lực khởi công trước tháng 12-2025

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất.

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Trần Đề khoảng 61.513 tỉ đồng, cần sử dụng khoảng 1.331ha đất và khoảng 148.000ha mặt nước.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025.

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

Sau hơn 20 ngày vận hành thực tế, từ 4h sáng 17-5-2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga hành khách T3.

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar