26/09/2021 17:54 GMT+7

Phim Việt khổ khi bị cấm vì 'cảnh khỏa thân quá dài', quy chụp 'xuyên tạc' hiện thực

MI LY
MI LY

TTO - Phim Vị bị cấm vì cảnh khỏa thân kéo dài, nhưng giới làm phim đặt câu hỏi: 'Bao lâu là quá dài?'. Phim Ròm bị đánh giá 'mang ẩn ý và ám chỉ không tốt về chính trị', phải cắt một số nhân vật quan trọng.

Phim Việt khổ khi bị cấm vì cảnh khỏa thân quá dài, quy chụp xuyên tạc hiện thực - Ảnh 1.

Tọa đàm "Ai góp ý giơ tay lên" chiều 26-9 có sự tham gia của hàng chục nhà làm phim Việt Nam - Ảnh: MI LY chụp màn hình

Chiều 26-9, tọa đàm "Ai góp ý giơ tay lên" được giới làm phim tổ chức trực tuyến nhằm góp ý cho dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi). Dự thảo sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10.

Sự kiện quy tụ các nhà làm phim: Trần Anh Hùng, Phan Đăng Di, Charlie Nguyễn, Hồng Ánh, Nguyễn Quang Dũng, Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Hoàng Điệp, Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hữu Tuấn...

Bị cấm vì cảnh khỏa thân quá dài, nhưng bao lâu là quá dài?

Cuộc trò chuyện nóng lên xung quanh trường hợp phim điện ảnh Việt Nam mới nhất bị xử phạt và bị cấm phát hành, phim Vị của Lê Bảo, từng đoạt giải tại Liên hoan phim Berlin 2021 (Đức).

Phim Việt khổ khi bị cấm vì cảnh khỏa thân quá dài, quy chụp xuyên tạc hiện thực - Ảnh 2.

Hình ảnh trong phim Vị của đạo diễn Lê Bảo

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, thành viên hội đồng duyệt phim truyện, nói: "Phim Vị là bài học lớn trong công tác của tôi ở hội đồng. Cái hay, cái đẹp của điện ảnh không phải cái khiên để phim không bị cấm. Khi phim không vi phạm những điều cấm trong luật thì vẫn không tránh khỏi bị cấm.

Xếp loại độ tuổi C, C13, C16, C18 cũng không có tác dụng. Khi duyệt, hội đồng nhận ra không thể xếp Vị vào C18 mà cũng không có mức phân loại nào sau C18. Do đó Vị bị cấm".

Cục Điện ảnh từng giải thích phim Vị bị cấm vì "cảnh khỏa thân trực diện kéo dài". Còn chị Điệp cho rằng cảnh khỏa thân dài 30 phút của phim Vị là cần thiết cho nội dung phim.

Theo Bảng tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (có hiệu lực từ 1-1-2017), mức C18 không chấp nhận khỏa thân toàn phần trừ khi "phù hợp với nội dung phim, không kéo dài hoặc lặp lại quá đà".

Thế nhưng, theo chị Điệp, việc "cảnh khỏa thân bao lâu thì được coi là quá dài?" thì không được quy định rõ.

Phim Ròm bị đánh giá ám chỉ chính trị

Phim Ròm từng không được cấp phép và xử phạt vào năm 2019, đến năm 2020 ra rạp. Đạo diễn Trần Thanh Huy dẫn công văn anh nhận được năm 2019, Ròm từng bị đánh giá "mang ẩn ý và ám chỉ không tốt về chính trị, mang màu sắc phê phán chính trị xã hội, thể hiện cách nhìn tiêu cực".

Trần Thanh Huy nhận được cuộc điện thoại cá nhân từ một thành viên hội đồng duyệt, khuyên nhủ anh cắt sửa phim. Người này cho rằng bối cảnh phim Ròm có "âm hưởng liên đới tới vụ án lớn về giải tỏa, bồi thường đất đai ở Thủ Thiêm".

Phim Việt khổ khi bị cấm vì cảnh khỏa thân quá dài, quy chụp xuyên tạc hiện thực - Ảnh 3.

Ròm mất 8 năm thực hiện và nhọc nhằn ra rạp, từng bị xử phạt - Ảnh: CJ

Thanh Huy cho biết phim là góc nhìn của anh, một người con trong gia đình lao động ở khu Thị Nghè (TP.HCM), đã sống 27 năm trong căn nhà diện giải tỏa với hoàn cảnh rất khổ sở. Anh thắc mắc nếu phim phản ánh hiện thực xung quanh anh thì sao coi là ám chỉ, xuyên tạc?

Để Ròm được ra rạp, đạo diễn phải cắt bỏ một số nhân vật quan trọng. Hậu quả là phim bị khán giả chỉ trích vì các tuyến nhân vật đó quá "trớt quớt". Đạo diễn đề xuất với những trường hợp tranh cãi, cần có bên thứ ba làm trọng tài giữa nhà làm phim và hội đồng.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nhận định: "Chừng nào còn chưa thấu hiểu thì chừng đó Ròm hay Vị chỉ là 2 trong số những ví dụ mà giới làm phim đã, đang và sẽ trải qua. Có sự vênh nhau giữa cách hiểu của nhà làm phim và người thực thi luật. Họ cần có cơ chế đối thoại với nhau".

Phim có nhắc tên Ngô Thanh Vân, phải xin phép cô Ngô Thanh Vân

Về các điều cấm ở điều 10 (trước đây là điều 11) của dự thảo, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nói: "Những điều cấm này nguy hiểm vì phụ thuộc vào tư duy của người sử dụng luật hơn là bản thân luật".

Anh lấy ví dụ, trước đây phim Việt Nam có Đêm hội Long TrìSố đỏ có nhiều cảnh khỏa thân, cảnh làm tình trong Thung lũng hoang vắng, những vấn đề thời cuộc trong Lưới trời, Thị xã trong tầm tay… Hiện tại, những phim đó có vượt qua được hội đồng duyệt không?

Về khoản c "không kích động thù hận giữa nhân dân các nước", phim hoạt hình Minions suýt không được chiếu ở Việt Nam vì có cảnh ăn cắp vương miện của Nữ hoàng Anh, bị coi là gây ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Phim Việt khổ khi bị cấm vì cảnh khỏa thân quá dài, quy chụp xuyên tạc hiện thực - Ảnh 4.

Phim "Em và Trịnh" về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: GALAXY

Một điều cấm khác là "tiết lộ bí mật đời tư cá nhân". Điều này ảnh hưởng lớn đến dòng phim tiểu sử, dựa trên nhân vật có thật. Bản thân Phan Gia Nhật Linh vừa làm phim Em và Trịnh về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Anh nói: "Đời tư cá nhân nào hay chỉ những cá nhân nổi tiếng? Tôi đang làm phim tiểu sử có nhiều nhân vật có thật, chẳng lẽ phải đi xin phép tất cả những người xuất hiện trong phim? Ở Mỹ, giới làm phim có quyền làm phim về nhân vật có thật, miễn không vi phạm sở hữu trí tuệ. Nếu ai đó muốn kiện thì kiện theo luật dân sự, một bộ luật khác chứ không phải Luật điện ảnh.

Trong phim Tiệc trăng máu do tôi sản xuất, nhân vật của Thái Hòa có bạn tên là Thanh Vân. Những người bạn khác đùa: Ủa, Ngô Thanh Vân nhắn tin cho anh hả? Và hội đồng duyệt bắt chúng tôi đi xin phép nữ diễn viên Ngô Thanh Vân để dùng cái tên đó.

Rồi phim nhắc đến tên Ngọc Trinh thì bắt chúng tôi đi xin phép cô Ngọc Trinh mới được phát hành phim. Chuyện này quá vô lý và luật cũng không có chỗ nào quy định rõ".

Phim Việt khổ khi bị cấm vì cảnh khỏa thân quá dài, quy chụp xuyên tạc hiện thực - Ảnh 5.

Duyệt phim "Tiệc trăng máu": có nhắc tên Ngô Thanh Vân, Ngọc Trinh thì phải xin phép - Ảnh: LOTTE CINEMA

Chuyên gia pháp luật Fushihara Hirota (Nhật Bản) cho rằng nếu những người có quyền nhân thân thấy quyền lợi bị ảnh hưởng bởi bộ phim thì có thể trao đổi, "kêu ca" với nhà làm phim.

Nếu họ không kêu, hội đồng cũng không có lý do đánh giá thay họ. Còn với những nhân vật đã qua đời, cách đánh giá thuộc về lịch sử.

Ông Fushihara Hirota chỉ ra rằng từ "xuyên tạc" hiện thực thường xuyên được sử dụng để đánh giá về phim Việt Nam, liệu đó có phải một từ quy chụp?

12 điều cấm của Luật điện ảnh: Xin đừng coi phim ảnh là tội phạm

TTO - Đọc 12 điều cấm nội dung phim ở khoản 1, điều 11 dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi), nhiều nhà làm phim lo ngại vì quá mơ hồ và dễ suy diễn. Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn sợ những câu chữ trong luật sẽ biến phim ảnh thành "tội phạm bị bắt oan".

MI LY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

David Beckham, Cate Blanchett vào top sao mặc đẹp tại giải đấu Wimbledon 2025

Những bộ trang phục ngày càng táo bạo từ dàn khách mời trên khán đài Wimbledon đang thực sự chiếm trọn spotlight mùa giải năm nay.

David Beckham, Cate Blanchett vào top sao mặc đẹp tại giải đấu Wimbledon 2025

Sau concert BlackPink: Fan tức giận vì tầm nhìn bị che khuất, gọi quà lưu niệm là rác

Trái với sự kỳ vọng của khán giả toàn cầu, đêm diễn mở màn concert BlackPink Deadline World Tour tại sân vận động Goyang vào tối 5-7 đang trở thành tâm điểm chỉ trích trên mạng xã hội.

Sau concert BlackPink: Fan tức giận vì tầm nhìn bị che khuất, gọi quà lưu niệm là rác

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

Ca khúc đánh dấu sự trở lại của BlackPink nhiều năm vắng bóng không được dân Hàn yêu thích nhưng lại 'gây bão' với fan quốc tế.

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Theo lời kể của đạo diễn Steven Spielberg, John Williams vừa chơi được chưa đầy 5 nốt nhạc chủ đề phim, thì vợ của Spielberg đã khóc, thêm chưa đến 10 nốt nữa thì Spielberg nhòa lệ, và rồi John Williams cũng rơi nước mắt.

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Đường rộng của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng - DANAFF lần thứ 3 - 2025 - khép lại sau một tuần đầy ắp không khí điện ảnh, và đường đi của nó đang rất rộng.

Đường rộng của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng

Phương Mỹ Chi đến Sing! Asia: ‘Hành trang lớn nhất là tình yêu nước’

Phương Mỹ Chi nói ‘hành trang lớn nhất mà Chi mang theo khi tham gia Sing! Asia 2025 là tình yêu nước và sự ủng hộ của người dân, khán giả Việt Nam'.

Phương Mỹ Chi đến Sing! Asia: ‘Hành trang lớn nhất là tình yêu nước’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar