23/09/2019 10:50 GMT+7

Philippines tập trận 'tái chiếm đảo' sát Biển Đông

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Thủy quân lục chiến Philippines tiến hành cuộc tập trận 'lịch sử' ở vịnh Subic sát khu vực Biển Đông và sử dụng các phương tiện tấn công đổ bộ để thực hiện kịch bản chiếm lại đảo.

Philippines tập trận tái chiếm đảo sát Biển Đông - Ảnh 1.

Thủy quân lục chiến Philippines tập trận cùng 8 phương tiện tấn công đổ bộ (AAV) mới trong một kịch bản chiếm lại đảo - Ảnh chụp màn hình EPA

Báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin cuối tuần rồi, lực lượng thủy quân lục chiến Philippines tổ chức tập trận mô phỏng "kịch bản tái chiếm đảo". Trong cuộc tập trận, Philippines đã sử dụng 8 phương tiện tấn công đổ bộ (AAV) mới toanh.

Cuộc tập trận được tổ chức tại một bãi biển đối diện Biển Đông - nơi Bắc Kinh xây dựng trái phép nhiều đảo nhân tạo và triển khai vũ khí tới đây, thậm chí chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.

Tuy nhiên, người phát ngôn các lực lượng vũ trang Philippines, đại tá Noel Detoyato, nói cuộc tập trận không nhắm trực tiếp vào Trung Quốc.

"Đó chỉ là một cuộc tập trận giả định và không nhắm vào bất kỳ vụ việc hay khu vực cụ thể nào. Cuộc tập trận đổ bộ có sự tham gia của các AAV mới của chúng tôi" - SCMP ngày 22-9 dẫn lại lời ông Detoyato.

"Khu vực tập trận đã được sử dụng trong thời gian dài do nằm gần các doanh trại hải quân của chúng tôi", đại tá Noel Detoyato nói thêm và cho biết cuộc tập trận được tiến hành ở vịnh Subic - nơi từng có căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ tại châu Á .

Theo SCMP, cuộc tập trận nằm trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ trước quân đội các nước và những lực lượng thù địch khác của Philippines.

Trung tá Henry Espinosa, chỉ huy lực lượng đổ bộ, mô tả cuộc tập trận mang tính "lịch sử" vì đây là lần đầu tiên lực lượng thủy quân lục chiến Philippines sử dụng AAV của riêng của mình.

"Chúng tôi đã thực hiện các cuộc tập trận tương tự với thủy quân lục chiến Mỹ từ lâu. Nhưng đây là lần "lịch sử và duy nhất" chúng tôi sử dụng các AAV của mình" - ông Espinosa giải thích.

Năm ngoái, binh sĩ Philippines và Mỹ đã tham gia cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) ở cùng khu vực trên.

Thời điểm đó, thủy quân lục chiến Philippines đã vận hành các AAV của Mỹ. Cuộc tập trận được thực hiện với tình huống giả định là bảo vệ "một khu vực bị dọa dẫm" trước một "kẻ thù" không xác định.

Philippines tập trận tái chiếm đảo sát Biển Đông - Ảnh 2.

Các phương tiện tấn công đổ bộ của Philippines tham gia tập trận cuối tuần trước ở vịnh Subic, thành phố Olongapo - Ảnh chụp màn hình Rappler

Những chiếc AAV mới trên là một trong số những hợp đồng quân sự lớn được ký dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines trước khi ông hết nhiệm kỳ vào năm 2016.

Công ty Samsung Techwin (sau đổi tên là Hanwha Techwin) của Hàn Quốc đã thắng thầu cung cấp 8 chiếc KAAV7A1 với tổng giá trị 2,42 tỉ peso (46,4 triệu USD). Bốn chiếc AAV đầu tiên được giao vào tháng 5, số còn lại được giao vào tháng 8.

Theo SCMP, khi quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc xấu đi trong cuộc chạm trán ở bãi cạn Scarborough năm 2012, ông Aquino đã nâng cấp các vũ khí dùng trên bộ và trên biển vốn đã cũ kỹ của quân đội nước này.

Manila đã mua 2 khinh hạm mới, 2 máy bay tuần tra tầm xa và 3 rađa giám sát Biển Đông.

Trung Quốc kiểm soát bãi cạn Scarborough từ năm 2012 sau vụ một tàu chiến Hải quân Philippines chặn đứng 8 tàu cá Trung Quốc bị nghi đánh bắt sò tai tượng và san hô trái phép. Sau đó, cuộc đối đầu kéo dài 2 tháng giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra.

Cuối cùng, Mỹ làm trung gian dàn xếp một thỏa thuận. Cả hai bên đồng ý rút khỏi bãi cạn Scarborough. Philippines rút tàu khỏi đây nhưng Trung Quốc vẫn ở lại và sau đó phong tỏa, giành quyền kiểm soát bãi cạn.

Phán quyết Biển Đông được Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan đưa ra vào năm 2016 tuyên bố "đường lưỡi bò" (hay đường 9 đoạn) quét qua khu vực rộng 2 triệu km2 ở Biển Đông mà Trung Quốc tự vẽ ra là phi pháp.

Phán quyết cũng xác nhận các quyền của Philippines với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý, gồm bãi cạn Scarborough.

Cựu ngoại trưởng Philippines muốn đưa phán quyết Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc

TTO - Ông Albert del Rosario kêu gọi nước nhà tận dụng cơ hội báo cáo trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới để tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài về phán quyết Biển Đông.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Merz đã có các cuộc điện đàm với ông Trump trong ngày 4-7. Chính phủ Đức cho biết đã thảo luận đề xuất mua các hệ thống Patriot từ Mỹ để chuyển cho Ukraine.

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tái khẳng định nhất quán coi Mỹ là một trong những đối tác có tầm quan trọng chiến lược, sẵn sàng cùng Mỹ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển hiệu quả, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực.

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar