15/09/2019 16:58 GMT+7

Philippines nói Trung Quốc đã bớt khăng khăng loại ‘nước ngoài’ khỏi Biển Đông

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khẳng định Trung Quốc muốn tìm cách hạn chế sự hiện diện quân sự cũng như các dự án hợp tác khai thác dầu khí của các quốc gia ngoài Trung Quốc và Đông Nam Á ở Biển Đông. Nhưng quyết tâm ấy đã giảm đi.

Philippines nói Trung Quốc đã bớt khăng khăng loại ‘nước ngoài’ khỏi Biển Đông - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin - Ảnh: REUTERS

Hồi giữa tuần, Ngoại trưởng Locsin đã có cuộc trả lời phỏng vấn đáng chú ý với Đài ABS-CBN. Ông đề cập tới thái độ và mong muốn của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với các quốc gia ASEAN.

Khi được hỏi về COC, ông Locsin nói các cuộc đàm phán đã "có lúc rất nhiều tranh cãi", khi Trung Quốc khẳng định rằng "không nên có sự hiện diện quân sự của quân đội nước ngoài ở Biển Đông".

Ngoài ra, trong một đoạn đáng chú ý trong cuộc phỏng vấn trên, ông Locsin khẳng định Trung Quốc muốn rằng nếu "các anh (ASEAN) muốn phát triển dầu khí thì các dự án ấy chỉ có thể hợp tác cùng chúng tôi".

Đến nay, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí giữ bí mật về đàm phán COC, mặc dù một số thông tin rò rỉ khẳng định hai điểm quan trọng xuất phát từ đề xuất của Trung Quốc như đã nêu: không cho các nước ngoài ASEAN và Trung Quốc hiện diện quân sự ở Biển Đông; và không để ASEAN hợp tác khai thác dầu khí với các nước khác ngoại trừ Trung Quốc và các thành viên ASEAN.

Hãng tin AP ngày 15-9 cho biết ít nhất "hai nhà ngoại giao Đông Nam Á" đã xác nhận Trung Quốc đúng là đã có những yêu cầu như đã nêu.

Mặc dù ít nhiều đã khẳng định ý đồ của Trung Quốc trong đàm phán COC, vị ngoại trưởng của Philippines vừa qua cũng tiết lộ rằng Bắc Kinh đã có phần giảm bớt mức độ quyết liệt trong các yêu cầu của mình.

Ông nói với ABS-CBN: "Những thông tin chúng ta đang có lúc này là Trung Quốc đang dịu giọng. Không còn khăng khăng loại trừ các cường quốc ngoài khu vực nữa. Không còn khăng khăng phải thế này, phải thế kia nữa".

Lâu nay Trung Quốc vẫn bị cáo buộc cố tình trì hoãn tiến trình đàm phán COC. Những người chỉ trích cho rằng Bắc Kinh chỉ chấp thuận đàm phán chính thức với ASEAN sau khi đã hoàn tất việc bồi đắp và quân sự hóa phi pháp 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa.

Cần ngăn Trung Quốc giành lợi thế từ COC

TTO - Bên cạnh các chiến lược được bàn thảo, một cuộc chạy đua khốc liệt diễn ra đằng sau bàn nghị sự của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 52 (AMM-52) ở Bangkok, Thái Lan năm nay: soạn khung đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16-5 tuyên bố sẽ 'gia tăng sức ép' cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho hòa bình.

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar