25/11/2023 14:12 GMT+7

Philippines cùng Úc tuần tra trên Biển Đông

Vài ngày sau khi tuần tra chung với Mỹ, Philippines tiếp tục tuần tra chung trên biển và trên không với Úc ở Biển Đông từ cuối tuần này, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hành động quyết đoán tại khu vực.

Hình ảnh từ cuộc tập trận chung giữa Philippines và Mỹ ở Biển Đông ngày 23-11 - Ảnh: AFP

Hình ảnh từ cuộc tập trận chung giữa Philippines và Mỹ ở Biển Đông ngày 23-11 - Ảnh: AFP

Ngày 25-11, Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết cuộc diễn tập kéo dài 3 ngày trên Biển Đông được triển khai sau khi hai bên đã thảo luận vào đầu năm nay.

"Hoạt động hợp tác hàng hải mở đầu này và những hoạt động tiếp theo là biểu hiện thực tế của mối quan hệ đối tác chiến lược và quốc phòng ngày càng sâu sắc hơn giữa hai nước chúng ta", ông Marcos viết trên mạng xã hội X.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Úc Richard Marles nhấn mạnh: "Úc và Philippines cam kết vững chắc về một khu vực hòa bình, an ninh và thịnh vượng, nơi chủ quyền cũng như các quy tắc và chuẩn mực đã thỏa thuận được tôn trọng. Cuộc tuần tra chung đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Úc và Lực lượng Vũ trang Philippines thể hiện cam kết này".

Trong một tuyên bố chung, Bộ Quốc phòng Úc và Philippines cho biết các cuộc tuần tra khẳng định "cam kết chung trong việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế".

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong thông báo đợt tuần tra sẽ diễn ra ở Biển Tây Philippines, cách Manila gọi các vùng biển ở Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Quân đội Philippines cho biết đã triển khai 2 tàu hải quân và 5 máy bay giám sát tham gia tuần tra, trong khi Úc sẽ đưa tàu khu trục Toowoomba và máy bay giám sát hàng hải P8-A đến.

Sự kiện này diễn ra sau khi Philippines và Mỹ vừa kết thúc các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không kéo dài 3 ngày trong tuần qua, bắt đầu từ vùng biển gần Đài Loan đến Biển Đông.

Philippines đang tăng cường nỗ lực chống "các hành động hung hăng" của Bắc Kinh ở Biển Đông, cũng là điểm nóng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2016, Hội đồng trọng tài, thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, nhấn mạnh Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu cầu quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên vượt quá các quyền mà UNCLOS quy định.

Trong phản ứng sau đó, Trung Quốc cáo buộc Philippines tranh thủ "lực lượng nước ngoài" để tuần tra Biển Đông và gây rắc rối. Manila khẳng định nước này có quyền triển khai các hoạt động hàng hải.

Thợ lặn Úc bị tàu chiến Trung Quốc làm bị thương

Bộ trưởng Quốc phòng Úc cho biết các thợ lặn của Hải quân Úc có thể đã bị thương do xung siêu âm từ tàu chiến Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh có hành vi "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp" trên biển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar