08/07/2014 08:09 GMT+7

Phi công máy bay Mi-171 tránh nhà dân, giảm tổn thất

MINH QUANG - TUẤN PHÙNG
MINH QUANG - TUẤN PHÙNG

TT - Sáng 7-7, sau khi cất cánh được hơn 10 phút, chiếc máy bay trực thăng Mi-171 chở 21 cán bộ chiến sĩ đã gặp sự cố kỹ thuật và rơi xuống thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hiện trường vụ tai nạn máy bay rơi ở Hà Nội sáng 7-7 - Ảnh: Minh Quang

Hàng chục người dân địa phương nhanh chóng chạy đến khu vực tai nạn để đưa người bị thương đi cấp cứu nhưng cho đến chiều tối cùng ngày, 17 chiến sĩ đã hi sinh. Đến sáng 8-7, thêm một chiến sĩ nữa hi sinh do bị thương quá nặng.

Nhắc đến vụ tai nạn, nhiều người dân tại hiện trường bày tỏ sự cảm phục phi công khi anh cố gắng điều khiển chiếc máy bay ra xa khu dân cư, tránh gây thêm những thiệt hại lớn về người.

Máy bay luồn dưới đường dây điện cao thế

Yêu cầu thực hiện chu đáo chính sách với chiến sĩ hi sinh

Chiều 7-7, chủ tịch UBND TP Hà Nội có công điện gửi Bộ tư lệnh Thủ đô, Công an Hà Nội, Sở Y tế và UBND huyện Thạch Thất. Theo đó, Bộ tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cứu chữa tốt nhất cho những chiến sĩ bị thương; thực hiện chu đáo chính sách đối với những chiến sĩ hi sinh; tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ mất mát, đau thương với gia đình, người thân các cán bộ, chiến sĩ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu.

XUÂN LONG

“Lúc ấy chưa đến 8g sáng, cả chợ chúng tôi gồm hàng trăm con người đang bán hàng bỗng nghe tiếng động cơ máy bay gầm rú, nhìn lên thì thấy một chiếc máy bay đang lao thẳng xuống chợ, thế là cả trăm con người ở chợ nằm rạp xuống cả” - một tiểu thương tại chợ Hòa Lạc, cách nơi chiếc Mi-171 số hiệu 01 gặp tai nạn khoảng 300m, kể lại.

Theo người phụ nữ này, mọi người đều tưởng chiếc máy bay lao xuống chợ, nhưng sau đó vài giây nghe thấy tiếng nổ mới biết chiếc máy bay rơi ở một khu vườn gần đó.

Nhiều người dân từ đầu thôn 11 của xã Thạch Hòa đều tưởng chiếc máy bay đã lao thẳng vào khu dân cư vì khi máy bay bốc cháy đã bay ở tầm thấp, chỉ cách nóc nhà dân vài mét, thậm chí có đoạn còn thấp hơn những nhà dân cao 4-5 tầng.

Chứng kiến chiếc máy bay cháy từ trên bầu trời lao xuống, anh Toàn, chủ tiệm sửa xe máy Bảy Toàn (thôn 11, xã Thạch Hòa), kể: “Lúc đó tôi đang ngồi uống nước ở bàn đá trước cửa nhà thì nghe thấy tiếng rít như máy xe công nông. Ngẩng lên trời thấy máy bay đang cháy và lao thẳng xuống khu nhà dân, nhưng chỉ một chút máy bay lại luồn qua phía dưới đường dây điện cao thế, bay hướng ra cánh đồng, chặt vạt cả ngọn của một hàng cây xoan ngoài đồng. Lúc trên trời, máy bay phát ra một tiếng nổ nhỏ rồi một số mảnh vỡ bay về phía nhà tôi”.

Anh Toàn vừa kể vừa chỉ vào chiếc ghế nhựa và đầu chiếc xe máy dựng trước cửa nói: “Một mảnh vỡ máy bay cày xuống đường rồi bắn ngược trở lại, đập thủng chiếc ghế và vỡ một phần chắn bùn của chiếc xe máy này đây”.

May mắn cho anh Toàn khi ngồi cách chiếc ghế khoảng 1m mà không bị mảnh vỡ máy bay bắn vào người. Sau khi nổ lần thứ nhất từ trên trời, chiếc máy bay đã lao thẳng xuống một khu vườn trống sát cánh đồng và bốc cháy.

Máy bay lao xuống một khu vườn trống sát cánh đồng và bốc cháy - Ảnh: TTXVN

Lao vào cứu người

Anh Toàn cho biết thời điểm máy bay lao xuống tiếp tục có tiếng động rất lớn, có thể là tiếng nổ và khói bốc lên đen kịt một góc trời. “Lúc đó sợ nhưng hàng chục thanh niên trong thôn đều lao đến chỗ máy bay rơi xem còn ai sống sót để cứu ra ngoài” - anh Toàn cho biết.

Là một trong những thanh niên đầu tiên có mặt tại hiện trường vụ rơi máy bay, anh Đông - trú tại thôn 11, xã Thạch Hòa - nói: “Lúc đó bọn tôi chạy vào thì thấy xung quanh máy bay có một số người bắn ra, có người còn sống, có người đã chết. Cả đám chạy vào máy bay với hi vọng cứ kéo ai ra được ngoài đường thì sẽ có người đưa đi cấp cứu. Mình tôi đã kéo được ba người ra khỏi máy bay và khênh ra ngoài đường, sau đó thì sợ máy bay nổ tiếp do cháy to và có công an vào nên đi ra”.

Mặc dù ra ngoài nhưng bản thân Đông cũng bị một số vết bỏng rộp ở chân, không thể tiếp tục cứu mọi người được nữa.

Cũng như Đông, anh Đào Trung Kiên, ở cách hiện trường khoảng 1km, cho hay khi thấy máy bay rơi liền lấy xe máy chạy vào.

Theo quan sát của Kiên, hiện trường là một cảnh đau thương với những thi thể chiến sĩ được đưa ra ngoài. Không còn suy nghĩ gì, Kiên lao vào bên trong cùng với mọi người kéo được một chiến sĩ nữa ra thì máy bay có dấu hiệu nổ tiếp nên cả nhóm lại chạy ra. Khi khiêng người chiến sĩ đó ra thì tất cả mới biết anh ấy đã hi sinh.

“Lúc đó nước mắt mới chảy, còn khi nhìn thấy hiện trường, đau thương thật nhưng chỉ suy nghĩ có cứu được ai không nên ai cũng lao vào, đến khi nhìn lại, dù anh em thanh niên nhưng ai cũng nghẹn ngào” - Kiên bùi ngùi nhớ lại thời điểm cứu nạn.

Dân không bị thương

Và càng nghẹn ngào hơn khi những người dân tại thôn 11 chứng kiến từng thi thể chiến sĩ được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn. “Họ đã hi sinh cho người dân chúng tôi được sống” - mẹ của anh Toàn nấc lên khi nhìn từng chiếc xe cấp cứu lặng lẽ chạy qua nhà.

Các lực lượng nỗ lực cứu nạn - Ảnh: Minh Quang

Theo lời kể của mẹ anh Toàn cũng như nhiều người dân ngay sát hiện trường, cứ nhìn đường bay thì chiếc máy bay sẽ đâm thẳng vào chợ Hòa Lạc hoặc khu dân cư của thôn 11 bởi thời điểm đó chiếc máy bay cứ ngóc lên ngóc xuống, hướng thẳng về phía chợ.

Theo đánh giá của những người dân tại hiện trường, chắc chắn thời điểm đó phi công đang cố gắng nâng độ cao máy bay và thay đổi hướng ra phía cánh đồng để tránh thương vong cho người dân.

Chính vì thế chiếc máy bay đã chui qua dưới đường dây điện cao thế rồi lại ngóc lên hướng về phía khu vườn sát rìa cánh đồng rồi mới lao xuống.

Họ đã hi sinh nhưng biết chọn sự hi sinh ý nghĩa nhất, thế nên bà con nhân dân không ai bị thương trong vụ tai nạn này, họ xứng đáng là những người anh hùng.

Đó là suy nghĩ chung của người dân xã Thạch Hòa khi chứng kiến hành động dũng cảm của các chiến sĩ trên máy bay.

Tổ lái của chiếc máy bay được xác định gồm thượng tá Hoàng Lại Long - phó tham mưu trưởng trung đoàn không quân 916, lái phụ là Lê Thanh Việt và cán bộ cơ giới là Nguyễn Văn Thanh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, đánh giá cao sự hi sinh anh dũng của tổ lái và các chiến sĩ trên máy bay.

“Phi công đã điều khiển máy bay tránh khu vực nhà dân, giảm tổn thất cho người dân” - trung tướng Võ Văn Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, mỗi phi công VN đều ý thức trong trường hợp bị nạn như vậy, giảm tổn thất với dân thường là mục tiêu hàng đầu và những chiến sĩ hi sinh đã thành công khi thực hiện mục tiêu ấy, họ xứng đáng là chiến sĩ của nhân dân.

Đánh giá về nguyên nhân vụ tai nạn, trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay bước đầu cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân do sự cố kỹ thuật của máy bay dẫn đến vụ tai nạn thương tâm trên. Hiện các cơ quan có liên quan đang tiếp tục làm rõ từng vấn đề kỹ thuật của chiếc máy bay bị nạn.

Một chiến sĩ thắp hương tưởng nhớ đồng đội hi sinh tại hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Minh Quang

Để lại niềm mến thương

Chiều 7-7, chúng tôi tìm đến khu tập thể của trung đoàn không quân 916 (cách nơi máy bay rơi khoảng 4km) và cảm nhận không khí tĩnh lặng bao trùm.

Toàn bộ cán bộ chiến sĩ đã tập trung về đơn vị để tiếp tục những phần việc mà các cán bộ hi sinh để lại, đồng thời góp một tay vào lo việc hậu sự cho các anh.

Đám trẻ con tụ tập chơi đùa trong khu tập thể như cũng hiểu được rằng có một điều gì đó khác thường nên không ầm ĩ, chỉ lẳng lặng đuổi nhau trước cửa nhà anh Nguyễn Văn Thanh.

Sinh năm 1976, anh Nguyễn Văn Thanh đã có vợ và ba con, lớn nhất học lớp 7 và bé nhất là con trai út mới 2 tuổi. Anh Thanh là thành viên tổ lái, cán bộ cơ giới trên không phụ trách kỹ thuật của chuyến bay. Sáng cùng ngày, anh vẫn tươi cười đi làm và không bao giờ còn trở về nhà.

Trong ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng anh Thanh nằm giữa khu tập thể, bốn người phụ nữ đang ngồi buồn bã. Họ đều là những người hàng xóm lâu năm hoặc đồng đội của anh Thanh đến trông nhà cho chị Chính (vợ anh Thanh) đưa con cái về quê (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), rồi chị đến bệnh viện thực hiện những thủ tục cuối cùng trước khi tiễn đưa chồng về với đất mẹ.

Những người phụ nữ ngồi lại trong căn nhà vẫn chưa dám thắp nén nhang, họ chỉ ngồi đó, nhớ lại về cuộc sống của vợ chồng chiến sĩ Nguyễn Văn Thanh.

“Gia đình Thanh sống hòa thuận, cư xử hòa nhã với xóm giềng, chả bao giờ thấy to tiếng. Thanh rất chịu khó, thích nấu ăn, về nhà là nấu cơm giúp vợ” - một người hàng xóm cho biết. Chính bởi thế khi nghe tin chuyến bay gặp nạn, không ai nghĩ anh Thanh đã ra đi bởi họ mất đi một người bạn, một người hàng xóm quý mến, thương yêu bạn bè, đồng đội, chan hòa với xóm làng.

Clip Máy bay quân sự rơi tại Hà Nội do Phòng truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

MINH QUANG - TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mưa lớn ở Biên Hòa, bé gái 10 tuổi nghi bị cuốn trôi, cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm

Chiều 24-5, cơn mưa lớn ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đã gây ngập nước một số nơi, nghi cuốn trôi một bé gái 10 tuổi xuống suối.

Mưa lớn ở Biên Hòa, bé gái 10 tuổi nghi bị cuốn trôi, cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực cửa sông Trà Cú

UBND tỉnh Trà Vinh quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp, lún công trình kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ở thị xã Duyên Hải, và tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở khu vực cửa sông Trà Cú, huyện Trà Cú.

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực  cửa sông Trà Cú

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar