17/09/2015 11:20 GMT+7

Phạt tiền nếu rải vàng mã trên đường

ĐOÀN CƯỜNG - TRƯỜNG TRUNG
ĐOÀN CƯỜNG - TRƯỜNG TRUNG

TT - Các cơ sở dịch vụ tang lễ ký cam kết vận động người dân không rải vàng mã trên đường khi đưa tang. Nếu cơ sở nào để xảy ra việc này sẽ bị phạt tiền hoặc đề xuất rút giấy phép hoạt động.

UBND xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cắm bảng vận động người dân không rải vàng mã trên đường DT610 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Trong các ngày 24-7 và 11-9, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP Đà Nẵng) đã tổ chức buổi ký kết không rải vàng mã trên đường cho 23 cơ sở dịch vụ tang lễ.

“Mỗi buổi sáng tụi tôi phải dậy rất sớm để đi quét sạch sẽ các tuyến phố. Nhưng có hôm vừa quét sạch thì quay lại đã thấy vàng mã, tiền âm phủ, muối gạo... đổ đầy trên đường nhìn mà ứa nước mắt vì phải mất công mất sức quét lại từ đầu. Tôi nghĩ việc cấm rải vàng mã là điều tốt cho môi trường của Đà Nẵng

Chị Thủy (công nhân vệ sinh môi trường)

Gần 10 đám tang chỉ còn một đám rải vàng mã

Theo cam kết nói trên, các cơ sở dịch vụ tang lễ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu gia đình người có tang không được rải tiền, giấy vàng mã, tiền thật hoặc bất cứ vật gì khác trên đường đưa tang. Khi dừng lại để cúng đường phải dọn dẹp sạch sẽ nhằm thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị... Nếu cơ sở nào để xảy ra việc rải giấy tiền, vàng mã, tiền thật... cũng như xả rác gây ô nhiễm tại nơi dừng cúng đường sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Theo PC49, nếu cơ sở vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013 của Chính phủ với mức từ 1 - 2 triệu đồng. Trong trường hợp cố tình tái phạm, PC49 sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.

Theo một cán bộ của Ban nghĩa trang TP Đà Nẵng, ngay sau đợt ký cam kết vào tháng 7-2015, đơn vị đã cho dán logo trên tất cả xe tang với nội dung không rải vàng mã, tiền trên đường đưa tang. Theo vị cán bộ này, việc tuyên truyền, vận động người dân không rải vàng mã bước đầu đã có kết quả.

Cụ thể, ngày 11-9 vừa qua có gần 10 đám tang nhưng sau khi được vận động chỉ còn 1 trường hợp gia đình người chết lén lút rải vàng mã, tuy nhiên lái xe phát hiện và đã đề nghị gia đình lượm sạch.

“Khi vận động thấy đa số bà con đều ủng hộ việc không rải vàng mã. Tất nhiên trong gia đình vẫn có người phản ứng. Tôi nghĩ phải mất thời gian vài ba tháng thì mọi người sẽ hiểu và ủng hộ việc này” - cán bộ này cho hay.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng, một trong những hành vi làm mất mỹ quan đô thị lâu nay chưa có hướng giải quyết là tình trạng rải vàng mã trên đường đưa tang. Ước tính mỗi ngày Đà Nẵng có từ 25 - 40 đám tang, bình quân sau sáu đám tang, công nhân vệ sinh phải thu gom lại 2 tạ giấy, gạo, muối, gây không ít khó khăn cho những người làm công tác môi trường.

Xã vận động không rải vàng mã

Đi dọc tuyến đường DT610 đoạn qua xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), nhiều người bất ngờ khi thấy xuất hiện nhiều bảng tuyên truyền không rải vàng mã trên đường đưa tang.

Xã Duy Trung là nơi có nghĩa địa Nỗng Bồ, nơi an táng cho người dân trong vùng và thị trấn Nam Phước. Những năm trước đây, các hộ dân có nhà trên đường xe tang đi qua liên tục than phiền vì phải dọn dẹp nhà cửa do tình trạng rải vàng mã.

Theo ông Nguyễn Văn Ba, phó chủ tịch UBND xã Duy Trung, vào giữa năm 2014 xã thấy phong tục rải vàng mã trên đường đưa tang ảnh hưởng đến nhiều nhà dân nên các đoàn thể đã ngồi lại tìm cách tuyên truyền cho người dân hạn chế việc này.

“Hiện nay tại các thôn tổ, người dân đều đã ký cam kết không rải vàng mã trên đường đưa tang. Chúng tôi không cấm nhưng vận động người dân hạn chế việc đốt vàng mã, hoặc đốt đúng nơi đúng chỗ vì nó gây tốn kém lại ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Đối với các địa phương khác, chúng tôi cắm bảng thông báo không rải vàng mã trên khắp tuyến đường để người dân nhận thức, không làm ảnh hưởng đến nhà dân xung quanh” - ông Ba nói.

Tập tục gây nhiều phiền toái

Đại tá Trần Thanh Nhơn - trưởng Phòng PC49 - chia sẻ: “Chuyện rải vàng mã là tập tục từ lâu nay nhưng nó gây nhiều phiền toái trong đời sống. Tại các tuyến phố lớn của Đà Nẵng như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám... khi có đám tang đi qua, người ta rải cả thùng vàng mã, tiền âm phủ, thậm chí là tiền thật. Nhiều gia đình phải vội vàng đóng cửa vì vàng mã bay vô nhà... Trẻ con thấy tiền thật thì lao xuống phố lượm nhặt rất nguy hiểm. Việc rải tiền thật dù 500 - 1.000 đồng cũng là vi phạm pháp luật”.

ĐOÀN CƯỜNG - TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar