30/06/2025 19:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ở nơi ‘ngọn rau khoai bò qua 2 tỉnh', dân nói lòng người đã như một tỉnh lâu rồi

Tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị vừa chính thức hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên với những người dân 2 xã giáp ranh của 2 tỉnh, từ lâu lòng người đã không còn ranh giới.

Ở nơi ‘ngọn rau khoai bò qua 2 tỉnh', dân nói lòng người đã như một tỉnh lâu rồi - Ảnh 1.

Sáng 30-6, cơ quan chức năng đã tháo dỡ hai tấm biển phân chia địa phận Quảng Bình và Quảng Trị trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh giữa 2 thôn Sen Bình và Chấp Bắc - Ảnh: QUỐC NAM

Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị chính thức hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị từ ngày 30-6. Tuy nhiên với những người dân ở những vùng giáp ranh của 2 tỉnh, thì từ lâu lòng người hai bên đã không còn ranh giới.

Họ sống gần nhau, cùng sẻ chia gắn bó và hỗ trợ nhau như những người hàng xóm láng giềng tình sâu nghĩa nặng.

Ranh giới chỉ trên giấy tờ

Xã Vĩnh Chấp và Sen Thủy là hai xã tiếp giáp nhau thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị cũ. Đến sáng 30-6, hai xã này đã được nhập thành xã Vĩnh Linh và xã Sen Ngư, cùng thuộc tỉnh Quảng Trị.

Với người dân hai xã này, chuyện nhập hay tách đã không còn quá quan trọng. Vì hàng chục năm qua người dân hai xã vốn đã chung sống hòa thuận, gắn bó với nhau như một.

Thôn Sen Bình của xã Sen Ngư mới thành lập tiếp giáp với thôn Chấp Bắc, thuộc xã Vĩnh Linh mới, nằm ngay gần quốc lộ 1. Mới sáng, ông Hoàng Văn Thanh - 55 tuổi, ở thôn Sen Bình - đã tất bật với công việc bán hàng tạp hóa. Ông liên tục chở hàng đến cho các hộ dân trong thôn, cũng như các hộ dân ở phía xã Vĩnh Linh.

Về sống ở đây từ khi mới tách tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tròn 30 năm nên ông có đủ trải nghiệm để cảm nhận tình cảm mà người dân quê mình và người dân bên kia tấm biển ranh giới 2 tỉnh cũ dành cho nhau.

"Thực ra chúng tôi sống cùng nhau như những người hàng xóm thân tình. Chỉ có khoảng cách trên giấy tờ hành chính. Còn lòng người thì như đã "nhập" làm một từ lâu rồi", ông Thanh nói.

Ở nơi ‘ngọn rau khoai bò qua 2 tỉnh', dân nói lòng người đã như một tỉnh lâu rồi - Ảnh 2.

Quán tạp hóa của gia đình ông Thanh hằng ngày vẫn bán hàng cho cả người dân Sen Bình và cả người dân Chấp Bắc, thuộc 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cũ - Ảnh: QUỐC NAM

Thôn Sen Bình nói riêng và xã Sen Thủy (cũ) nói chung cách trung tâm huyện Lệ Thủy cũ đến hơn 20km, nhưng chỉ cách thị trấn Hồ Xá, trung tâm của huyện Vĩnh Linh cũ, chỉ 8km. Gia đình ông cũng như những gia đình khác ở Sen Bình luôn chọn đi về phía Vĩnh Linh khi cần mua hàng hóa. Thậm chí là đi chợ hằng ngày.

Ông Thanh khi lên cấp THCS cũng chuyển vào Vĩnh Linh và tiếp tục học ở đó đến hết THPT. "Đến đời hai đứa con tui cũng cho vào học cấp 2 tại xã Vĩnh Chấp cũ. Nhiều lớp trẻ đến nay vẫn vào đó học. Lâu nay đau ốm gì người dân ở vùng Sen Thủy chúng tôi cũng vào điều trị tại bệnh viện của Vĩnh Linh. Hàng chục người ở hai bên cũng đã nên vợ nên chồng. Nên nói gắn bó có khi còn chưa đủ", ông Thanh khoe.

Ông Nguyễn Thái Dung - 74 tuổi, ở thôn Chấp Bắc, thuộc xã Vĩnh Chấp (cũ) - đã gắn bó ở đây hơn 70 năm. Ông là nhân chứng sống cho những lần "hợp - tan" về địa giới của 2 tỉnh. Nhưng có một điều ông khẳng định chắc nịch là tình cảm của bà con hai bên vẫn luôn gắn bó sắc son, chưa bao giờ thay đổi.

"Khi đó 2 làng của hai bên ranh giới tỉnh kề cận, cùng đi hái sim, hái chổi cùng nhau trên rừng. Hồ Bàu Dum, nằm trên địa phận Sen Thủy vẫn đang là hồ thủy lợi tưới nước cho cả đồng ruộng lúa của huyện Vĩnh Linh mấy chục năm qua", ông Dung kể.

Quảng Bình - Quảng Trị là một nhà

Người dân hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị lâu nay đã lưu truyền điển tích về sự gắn bó của hai xã Vĩnh Chấp và Sen Thủy (cũ) thông qua hình ảnh ngọn rau khoai bò qua hai tỉnh. Không phải tự nhiên hình ảnh ngọn rau khoai được đưa ra ví von.

Quảng Trị - Ảnh 3.

Ông Dung cùng những người cao tuổi thôn Chấp Bắc chăm chú xem chương trình truyền hình trực tiếp công bố việc nhập tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị trên tivi sáng 30-6 - Ảnh: QUỐC NAM

Người dân nơi đây nói rằng ngọn rau khoai này tượng trưng cho sự gắn bó, cũng tượng trưng cho sự khó nghèo của vùng đất, nhưng cũng là biểu tượng của việc sẻ chia gian khó cùng nhau.

Chính quyền xã Sen Thủy cũ cho biết vì ở tiếp giáp nhau mấy chục năm, nên tình cảm của người dân hai xã của hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cũ vốn đã bền chặt, gắn bó. Phần nữa vì người dân hai bên cũng có phong tục tập quán, lịch sử văn hóa giống nhau. 

Nên lần hợp nhất hai tỉnh thành một lần này càng khiến người dân thêm gắn bó, thắt chặt thêm tình đoàn kết một nhà.

Hai địa phương này nằm ngay trên quốc lộ 1, đây là nơi mấy chục năm qua chính quyền 2 tỉnh cũ đặt biển báo ranh giới của tỉnh. Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng của tỉnh đã đến tháo dỡ 2 tấm biển báo này.

"Hai xã của hai tỉnh nhiều năm qua đã kết nghĩa với nhau. Nay nhập lại thành một tỉnh thì tình cảm càng bền chặt", ông Võ Văn Tuấn, nguyên chủ tịch xã Vĩnh Chấp (cũ), nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hợp nhất Quảng Bình - Quảng Trị không chỉ là bước đi hành chính

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo trong cuộc làm việc với Ban Thường vụ 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị trước thời điểm sáp nhập hai tỉnh này thành tỉnh Quảng Trị mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu chảy xiết, Lữ đoàn Công binh 249 tạm dừng phục vụ người dân qua sông bằng phà quân sự.

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Bộ Nội vụ nêu rõ căn cứ theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Thông tin đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên (Tuổi Trẻ Online 28-6) đã nhận được nhiều phản hồi và gợi ý giải pháp từ bạn đọc.

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar