26/10/2023 13:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện vụ nổ phát xạ sáng hơn dải ngân hà 1 triệu lần tạo ra nguyên tố hiếm

Kính viễn vọng không gian James Webb và các đài quan sát khác đã chứng kiến ​​một vụ nổ lớn trong không gian tạo ra các nguyên tố hóa học quý hiếm.

Đài quan sát của Neil Gehrels Swift chụp được ánh hào quang của một vụ nổ tia gamma - Ảnh: NASA/SWIFT

Đài quan sát của Neil Gehrels Swift chụp được ánh hào quang của một vụ nổ tia gamma - Ảnh: NASA/SWIFT

Trong hơn 50 năm quan sát không gian, đây là lần thứ hai các kính thiên văn trên thế giới phát hiện ra vụ nổ tia gamma lớn.

Vụ nổ phát xạ sáng hơn dải ngân hà 1 triệu lần. Các vụ nổ tia gamma là sự phát xạ ngắn của dạng ánh sáng giàu năng lượng nhất.

Vụ nổ đặc biệt này - ký hiệu là GRA 230307A - có khả năng được tạo ra khi hai sao neutron - tàn dư của các ngôi sao siêu tân tinh - hợp nhất trong một thiên hà cách chúng ta khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 25-10 trên tạp chí Naturevụ nổ tia gamma ngoài việc phát xạ cực sáng nó còn tạo ra kilonova - một sự kiện thiên văn hiếm, xảy ra khi một ngôi sao neutron hợp nhất với một ngôi sao neutron khác hoặc một lỗ đen.

Ông Andrew Levan, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Radboud (Hà Lan), cho biết: “Chỉ có một số ít kilonova được biết đến và đây là lần đầu tiên chúng ta có thể quan sát hậu quả của một kilonova bằng kính viễn vọng không gian James Webb”. Ông Levan cũng là thành viên của nhóm phát hiện ra kilonova đầu tiên vào năm 2013.

Ngoài kính viễn vọng James Webb, kính viễn vọng không gian tia Gamma Fermi của NASA, Đài thiên văn Neil Gehrels Swift và Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh đã quan sát được vụ nổ và truy tìm đến vụ sáp nhập sao neutron.

Sau vụ nổ, kính viễn vọng James Webb cũng phát hiện được dấu hiệu hóa học của Tellurium.

Theo Hiệp hội Hóa học hoàng gia, Tellurium là một kim loại quý hiếm, được sử dụng để nhuộm màu thủy tinh và gốm sứ. Nó còn có vai trò trong quá trình sản xuất đĩa CD và DVD có thể ghi lại.

Các nhà thiên văn học hy vọng sẽ tiếp tục tìm ra các nguyên tố khác gần giống Tellurium, có khả năng hiện diện trong vật chất do kilonova giải phóng. Trong đó bao gồm i ốt, chất cần thiết cho phần lớn sự sống trên Trái đất.

Trong tương lai, các kính thiên văn nhạy cảm như Webb và kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman - dự kiến phóng vào năm 2027 - có thể giúp các nhà thiên văn khám phá thêm nhiều kilonova.

Qua các vụ nổ hiếm gặp này sẽ cung cấp cho các nhà thiên văn học những hiểu biết sâu về cách thức tạo ra các nguyên tố hóa học hiếm.

Phát hiện 'nghĩa địa' của các ngôi sao chết bị bắn ra khỏi Dải Ngân hà

TTO ‐ Các chuyên gia tại Viện Thiên văn học thuộc Đại học Sydney (Úc) đã phát hiện một "nghĩa địa" khổng lồ gồm những ngôi sao đã chết. "Xác" của chúng văng ra khỏi Dải Ngân hà và hiện đang tồn tại dưới dạng sao neutron hoặc lỗ đen.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar