26/11/2024 15:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từng ghi nhận, nguồn gốc có thể gần Trái đất

Các nhà khoa học vừa phát hiện những tia vũ trụ mạnh nhất từng được ghi nhận, có khả năng xuất phát từ các nguồn bí ẩn nằm tương đối gần Trái đất.

Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từng ghi nhận, nguồn gốc có thể gần Trái đất - Ảnh 1.

Những tia vũ trụ trở thành đề tài thú vị được nhiều nhà khoa học tìm hiểu những năm gần đây - Ảnh: UCHICAGO NEWS

Theo Science Alert, những tia vũ trụ này - bao gồm các electron và phản hạt của chúng là positron - được quan sát ở mức năng lượng lên đến 40 teraelectronvolt (TeV), tức cao gấp 40.000 lần năng lượng của ánh sáng khả kiến.

Hệ thống Kính thiên văn năng lượng cao (HESS) tại Namibia đã phát hiện ra các tia này. Do năng lượng của chúng giảm dần khi di chuyển qua không gian, các tia có mức năng lượng cao như vậy chỉ có thể được phát hiện nếu nguồn phát nằm gần Trái đất.

Tuy nhiên, chính xác điều gì đã tạo ra chúng vẫn là một ẩn số. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Review Letters ngày 25-11.

"Đây là một kết quả quan trọng, vì chúng ta có thể kết luận rằng các electron tia vũ trụ (CRe) đo được có khả năng xuất phát từ một số ít nguồn trong khu vực lân cận Hệ Mặt trời của chúng ta, với khoảng cách tối đa chỉ vài nghìn năm ánh sáng - một con số rất nhỏ so với kích thước của dải ngân hà, vốn rộng khoảng 100.000 năm ánh sáng", tiến sĩ Kathrin Egberts - trưởng nhóm vật lý hạt thiên văn tại ĐH Potsdam (Đức) - cho biết.

Tia vũ trụ là các hạt năng lượng cao được sản sinh bởi Mặt trời, các vụ nổ sao (supernova), các sao neutron quay nhanh (pulsar) và các nguồn khác chưa được xác định.

Khi các tia này va chạm với tầng thượng quyển của Trái đất, chúng tạo ra các trận mưa hạt có thể được phát hiện trên bề mặt Trái đất. Tuy nhiên, việc tái dựng các tia vũ trụ ban đầu tạo ra các trận mưa hạt này là một công việc phức tạp và có phần bất định.

Để tìm ra các electron tia vũ trụ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng đài quan sát HESS, bao gồm năm kính thiên văn cao 12m đặt tại cao nguyên Khomas, Namibia.

Trong hơn một thập kỷ, các kính thiên văn này đã quét tầng khí quyển để tìm dấu vết bức xạ Cherenkov - ánh sáng mờ màu xanh được tạo ra khi các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng trong một môi trường làm chậm ánh sáng. Hiện tượng này tương tự như tiếng nổ siêu thanh tạo ra khi máy bay vượt qua tốc độ âm thanh.

Bằng cách quan sát ánh sáng này và sử dụng các thuật toán tinh vi để lọc nhiễu, các nhà khoa học đã tạo ra một phổ năng lượng chi tiết chưa từng có cho các tia vũ trụ tới Trái đất.

Lượng các tia vũ trụ này giảm đáng kể ở các mức năng lượng cao hơn - điều này cho thấy các kính thiên văn không gian nhỏ khó có thể phát hiện chúng với số lượng đủ lớn.

Sự hiện diện của các hạt có năng lượng đặc biệt cao đã chỉ ra ít nhất một số nguồn phát tia vũ trụ này nằm gần hành tinh của chúng ta.

"Lưu lượng cực thấp ở giới hạn năng lượng TeV cao hơn đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các sứ mệnh không gian trong việc đo lường này", Mathieu de Naurois, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), nhấn mạnh.

"Do đó phép đo của chúng tôi không chỉ cung cấp dữ liệu trong một dải năng lượng quan trọng và chưa từng được khám phá, giúp hiểu rõ hơn về vùng lân cận Trái đất, mà còn có khả năng trở thành tiêu chuẩn tham chiếu trong nhiều năm tới", ông nói thêm.

Kỳ cuối: Sau Voyager, loài người sẽ bay xa đến đâu trong vũ trụ?

Ở thời điểm này (và trong tương lai rất xa nữa), Voyager 1 và Voyager 2 vẫn là hai phi thuyền không người lái do nền văn minh nhân loại ở Trái đất chế tạo đã bay xa nhất trong vũ trụ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar