12/04/2018 13:50 GMT+7

Phát hiện tàu cổ vật nhưng sau 8 tháng vẫn nằm im dưới biển

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Trong lúc đang thi công, phát hiện tàu cổ chứa nhiều cổ vật gốm sứ, doanh nghiệp đã báo cho cơ quan chức năng. Sau 8 tháng, tàu cổ vẫn nằm dưới đáy biển.

Phát hiện tàu cổ vật nhưng sau 8 tháng vẫn nằm im dưới biển - Ảnh 1.

Lực lượng biên phòng tỉnh túc trực 24/24 giờ nhiều tháng qua tại khu vực phát hiện tàu cổ. Cảng biển đang dừng thi công vì tàu cổ không thuộc diện khai quật khẩn cấp - Ảnh: TRẦN MAI

Ngày 26-7-2017, khi đang thi công cầu cảng lớn nhất trong dự án xây dựng hệ thống bến chuyên dụng ở vùng biển thuộc Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi (Công ty Hào Hưng) phát hiện nhiều mảnh gốm sứ lẫn trong cát được hút lên.

Công ty cho dừng thi công, cử thợ lặn kiểm tra đáy biển và phát hiện một chiếc tàu cổ dài khoảng 20 - 30m chứa nhiều chén, đĩa, bát với nhiều kích cỡ và hoa văn khác nhau.

Đắp cát chờ khai quật

Ông Thang Văn Hóa - giám đốc Công ty Hào Hưng - cho hay: "Lúc phát hiện, chúng tôi rất ngỡ ngàng vì hoa văn mảnh gốm sứ quá đẹp. Chúng tôi báo ngay cho tỉnh Quảng Ngãi. Dù không có chuyên môn nhưng chúng tôi nghĩ con tàu có giá trị lịch sử, văn hóa lớn bởi vị trí vùng biển này nằm gần với vùng phát hiện nhiều tàu cổ ở biển Bình Châu".

Vì con tàu cổ chỉ cách cảng biển khoảng 20m và nằm dưới độ sâu 9m, công ty đã cử người túc trực bảo vệ đề phòng mất cắp. Sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo lực lượng biên phòng Quảng Ngãi tổ chức lực lượng túc trực 24/24 giờ để bảo vệ tàu cổ.

Sau khi báo tin, toàn bộ mảnh gốm sứ hút được công ty giao hết cho lực lượng biên phòng. Giới chuyên gia khảo cổ đánh giá những mảnh gốm sứ lấy lên từ tàu đắm thuộc phong cách gốm sứ Trung Quốc ở thế kỷ 15 - 16.

Không chỉ dừng thi công, công ty đã hút 10.000m3 cát lấp kín con tàu đề phòng thợ lặn trộm. "Chúng tôi bảo vệ bằng mọi cách có thể. Vậy mà hơn 8 tháng rồi vẫn đang phải chờ" - ông Hóa nói.

Theo ông Hóa, cảng biển đang được đầu tư có tổng vốn hơn 1.700 tỉ đồng. Vướng con tàu cổ, công trình đình trệ theo.

Nhiều hạng mục công trình đang bị nước biển tàn phá, hư hỏng. Riêng phần cầu cảng, theo tiến độ lẽ ra đã được đưa vào sử dụng nhưng đến nay chỉ hoàn thành khoảng 60%. Theo tính toán của công ty này, số tiền thiệt hại do chậm tiến độ đến tháng 3-2018 khoảng 100 tỉ đồng.

Phát hiện tàu cổ vật nhưng sau 8 tháng vẫn nằm im dưới biển - Ảnh 2.

Nguồn: TRẦN MAI - Đồ họa: V.CƯỜNG

Thiếu kinh phí và rắc rối chuyện đền bù?

Khi phát hiện tàu cổ, Công ty Hào Hưng và Công ty Đoàn Ánh Dương (đơn vị từng khai quật tàu đắm ở Cù Lao Chàm - Quảng Nam và vùng biển Bình Châu - Quảng Ngãi) đã xây dựng phương án khai quật theo hướng xã hội hóa gửi Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi thông qua để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bộ đã tổ chức hai cuộc họp bàn về phương án khai quật, nhưng sau nhiều tháng vẫn chưa có kết luận. Vướng mắc lớn nhất là nguồn tài chính phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ông Đoàn Sung - chủ tịch HĐQT Công ty Đoàn Ánh Dương - chia sẻ: "Nếu chưa có kinh phí thì bộ nên phối hợp với doanh nghiệp để giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước".

Thừa nhận việc chậm trễ trong việc khảo cổ con tàu ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn - phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cơ quan được giao nhiệm vụ khảo sát, thẩm định và đề xuất phương án khảo cổ, việc chậm trễ một phần là do công ty này thiếu hợp tác.

"Công ty Hào Hưng yêu cầu chúng tôi đền bù thiệt hại do chậm tiến độ. Bảo tàng Lịch sử quốc gia là cơ quan chuyên môn, không có thẩm quyền quyết định. Công ty Hào Hưng cứ khăng khăng không trả lời được chuyện đền bù thì không thể phối hợp thực hiện. Mâu thuẫn là như thế.

Hiện đang trình các cấp thẩm quyền phê duyệt kinh phí, nhất trí phương án khảo cổ. Nói thật là chúng tôi rất sốt ruột" - ông Đoàn nói.

Trước sự sốt ruột của nhiều bên, ông Nguyễn Minh Trí - giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Ngãi - nói: "Khi khai quật, trục vớt khảo cổ không thuộc trường hợp khẩn cấp thì theo Luật di sản, thẩm quyền thuộc bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

Tỉnh Quảng Ngãi khi được báo cáo cũng muốn làm nhanh chóng, có điều thuộc thẩm quyền của bộ, tỉnh chỉ phối hợp khi được yêu cầu. Hiện tại tỉnh Quảng Ngãi không thể làm gì được dù biết doanh nghiệp khổ và liên tục gửi văn bản".

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên về chuyện chiếc tàu cổ chưa được khai quật, ông Nguyễn Thế Hùng - cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - cho biết bộ đã làm báo cáo và đang chờ Thủ tướng quyết định, ngoài ra ông không trả lời gì thêm.

V.V.Tuân

TTO - Một doanh nghiệp trong lúc nạo vét tình cờ phát hiện một tàu cổ trăm năm chìm dưới đáy biển Dung Quất. Sáng 21-8, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã họp bàn phương án 'Khai quật khẩn cấp tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất'.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar