13/10/2024 12:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện những kẻ săn mồi bí ẩn cùng thời khủng long

Các nhà khoa học phát hiện thời tiền sử, ngoài những con khủng long to lớn còn có những kẻ săn mồi bí ẩn khác.

Phát hiện những kẻ săn mồi bí ẩn cùng thời khủng long - Ảnh 1.

Ba mẫu hóa thạch (từ trái sang phải): Avisaurus darwini, Avisaurus sp., và Magnusavis ekalakaensis - Ảnh: Alex Clark/physorg

Trong thời kỳ cuối của kỷ nguyên khủng long ở Bắc Mỹ, Tyrannosaurus rex nổi bật như một kẻ thống trị tối cao, là một trong những kẻ săn mồi trên cạn lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Nhưng các nhà khoa học phát hiện trong các khu rừng thời tiền sử, ngoài khủng long còn có những loài chim săn mồi cổ đại, những kẻ săn mồi bí ẩn đã tồn tại và phát triển theo cách riêng của chúng.

Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện hai loài chim mới từ kỷ Phấn Trắng tại Montana, có niên đại khoảng 67 triệu năm trước. Chúng không chỉ có hình dạng đặc biệt mà còn sở hữu các đặc điểm giải phẫu tương tự như những loài chim săn mồi hiện đại như diều hâu, cú và đại bàng.

Với cấu trúc chân hoàn hảo để bắt giữ và mang theo con mồi, chúng hứa hẹn sẽ mang lại cho giới khoa học những góc nhìn mới mẻ về sự sống thời kỳ đó.

Hóa thạch của hai loài chim này được tìm thấy trong cùng một lớp đá Hell Creek - nơi đã từng phát lộ hóa thạch của nhiều loài khủng long nổi tiếng như T. rex và Triceratops.

Điều thú vị là cả hai loài này chỉ được biết đến qua một phần xương chân gọi là tarsometatarsus - xương nối giữa mắt cá chân và các ngón chân. Loài lớn hơn, mang tên Avisaurus darwini, có thể đạt kích thước tương đương một con diều hâu lớn, với sải cánh khoảng 1,3m, trong khi loài nhỏ hơn thuộc chi Avisaurus vẫn chưa được đặt tên.

Phát hiện bất ngờ: Kỷ nguyên của khủng long còn có những kẻ săn mồi bí ẩn - Ảnh 2.

Ảnh tái tạo một con chim avisaurid - Ảnh: Alex Clark/physorg

Theo ông Alex Clark - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Chicago (Mỹ), sự tương đồng của phần xương tarsometatarsus với các loài chim săn mồi hiện đại "gợi ý rằng chúng có thể hoạt động tương tự và sống trong một hệ sinh thái giống như những gì chúng ta thấy hôm nay".

"Chúng có thể đã săn những động vật nhỏ có vú, thằn lằn và thậm chí là các loài chim khác, giống như cách mà loài diều hâu hiện nay săn mồi", ông nói.

Xuất hiện từ khoảng 150 triệu năm trước, những loài chim đầu tiên đã phát triển từ những con khủng long nhỏ có lông. Hai loài mới này thuộc nhóm enantiornithines, một trong 4 nhóm chim chính sống trong kỷ nguyên khủng long, nhưng đã tuyệt chủng sau sự kiện va chạm thiên thạch 66 triệu năm trước, khiến nhiều loài khủng long biến mất.

Mặc dù không phải là tổ tiên của bất kỳ loài chim nào còn sống, nhưng những loài chim săn mồi này đã phát triển các đặc điểm giải phẫu tương tự.

Trước đây, những loài chim săn mồi cổ đại được biết đến chỉ xuất hiện hàng triệu năm sau kỷ Đệ Tứ, khi khủng long đã tàn lụi và động vật có vú bắt đầu trỗi dậy. Các hóa thạch không hoàn chỉnh của Avisaurus vẫn để lại nhiều câu hỏi về hình dạng và đặc điểm của chúng.

Một điểm đáng chú ý trên tarsometatarsus là vị trí cơ bắp mạnh mẽ, tương tự như ở diều hâu và cú, cho thấy động vật này sở hữu cơ bắp chân mạnh mẽ và bàn chân có khả năng nắm bắt con mồi lớn. Hơn nữa, các rãnh trên tarsometatarsus, được gọi là trochlea, chứng tỏ sức mạnh của các ngón chân, một đặc điểm quan trọng giúp chúng khống chế con mồi trong quá trình bay.

Loài chim bí ẩn với khoa học

Ngoài hai loài chim kể trên, các nhà nghiên cứu còn phát hiện một loài chim mới thứ ba - loài Magnusavis ekalakaensis. Tuy nhiên, loài chim này vẫn đang là một ẩn số với giới khoa học.

Những phát hiện nói trên không chỉ làm phong phú thêm hiểu biết về hệ sinh thái vào thời kỳ cuối của kỷ nguyên khủng long, mà còn giúp lấp đầy những khoảng trống trong kiến thức về sự tiến hóa của chim trong giai đoạn quan trọng này của sự sống trên Trái đất.

Có tới hai thiên thạch lao xuống Trái đất thời kỳ khủng long tuyệt chủng

Nhóm nghiên cứu ước tính thiên thạch này rộng khoảng 400m và đã lao vào Trái đất với vận tốc lên đến 72.420km/h.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar