04/08/2023 09:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện nhiều vi rút 'quái vật' khổng lồ trong một nắm đất nhỏ

Những con vi rút khổng lồ này có cánh tay, đuôi và cấu trúc bên trong chưa từng thấy trước đây.

Virus khổng lồ 'Gorgo' và 'tutle' - Ảnh: BIORXIV 

Virus khổng lồ 'Gorgo' và 'tutle' - Ảnh: BIORXIV

Theo trang Popular Mechanics, các nhà khoa học của Đại học Massachusetts Amherst và Viện khoa học Joint Genome của Bộ Năng lượng Mỹ (JGI) đã thực hiện một nghiên cứu trong rừng Harvard - một khu vực rộng khoảng 15,5km2 về phía tây Boston, bang Massachusetts (Mỹ).

Trong khi cố gắng tìm hiểu cách vi khuẩn phản ứng với đất nóng lên do biến đổi khí hậu, họ tình cờ phát hiện ra một tập hợp các loại vi rút “khổng lồ” lớn hơn nhiều lần so với các mẫu vi rút thông thường.

Mẩu đất chứa vi rút khổng lồ này được chuyển đến Viện Max Planck ở Đức và nó được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử đặc biệt để phóng đại các vật thể bằng chùm tia điện tử.

Năm năm trôi qua, kết quả mới chính thức được công bố vào đầu tháng 7-2023 trên bioRxi - kho lưu trữ bản in sẵn truy cập mở dành cho khoa học sinh học, theo trang tin khoa học Science Alert.

Theo đó, mẩu đất chứa đầy vi rút khổng lồ, chúng có chiều rộng lên tới 635 nanomet (nm)/con. Trong khi những loại vi rút mà con người thường gặp, ví dụ vi rút gây đại dịch COVID-19, chỉ rộng 50-140 nanomet.

Các nhà khoa học kinh ngạc: "Chúng tôi phát hiện ra chỉ một vài trăm gam đất rừng chứa đựng sự đa dạng lớn hơn so với tất cả các loại vi rút khổng lồ được phân lập cho đến nay cộng lại".

Một trong những loại vi rút khổng lồ kỳ lạ này có các chi lớn được sắp xếp theo kiểu đối xứng, mà các nhà nghiên cứu mô tả là hình thái "turtle".

Bên trái ảnh là vi rút 'turtle' rộng 380nm được tìm thấy trong đất rừng Harvard. Nó khiến người xem nghĩ đến hình ảnh một con rùa (phải) - Ảnh: BIORXIV

Bên trái ảnh là vi rút 'turtle' rộng 380nm được tìm thấy trong đất rừng Harvard. Nó khiến người xem nghĩ đến hình ảnh một con rùa (phải) - Ảnh: BIORXIV

Một loại vi rút khác có các ống dài nổi lên ở mọi phía, gợi nhớ đến nhân vật thần thoại Hy Lạp cổ đại Medusa. Các nhà khoa học đã đặt tên cho cấu trúc này là "Gorgon". Trong thần thoại Hy Lạp, Gorgon là một quái vật cái. 

Một loại khác có tên là "haircut", là họ vi rút lớn có đầu bờm xờm trông giống búp bê troll. Ngoài ra còn có vi rút "christmas star" có lớp vỏ hai lớp giống như hai hình tam giác lồng vào nhau và vi rút "chim ưng" có cấu trúc giống như cái mỏ chim ưng...

Nhà vi trùng học Matthias Fischer, nhà kính hiển vi điện tử Ulrike Mersdorf và nhà sinh vật học Jeffrey Blanchard cùng nhận định: “Chỉ với một nắm đất đã dẫn chúng ta vào thế giới phức tạp của vi rút. Nguồn gốc và chức năng của chúng vẫn đang được nghiên cứu”.

Ảnh trái là vi rút 'gorgon' rộng 410nm được tìm thấy trong đất của rừng Harvard. Ảnh phải: tượng Medusa - Ảnh: BIORXIV

Ảnh trái là vi rút 'gorgon' rộng 410nm được tìm thấy trong đất của rừng Harvard. Ảnh phải: tượng Medusa - Ảnh: BIORXIV

Virus 'haircut' được tìm thấy trong đất rừng Harvard (trái) và một con búp bê troll (phải) - Ảnh: BIORXIV

Virus 'haircut' được tìm thấy trong đất rừng Harvard (trái) và một con búp bê troll (phải) - Ảnh: BIORXIV

Vi rút 'supernova' rộng 490nm (trái) và hình vẽ siêu tân tinh của một nghệ sĩ (phải) - Ảnh: BIORXIV

Vi rút 'supernova' rộng 490nm (trái) và hình vẽ siêu tân tinh của một nghệ sĩ (phải) - Ảnh: BIORXIV

 Virus 'christmas star' (trái) và một ngôi sao trên cây thông Noel (phải) - Ảnh: BIORXIV

Virus 'christmas star' (trái) và một ngôi sao trên cây thông Noel (phải) - Ảnh: BIORXIV

Vi rút "siêu khổng lồ" dưới băng

Vào năm 2010, các nhà khoa học phát hiện ra vi rút Megavirus chilensis rộng 700nm ngoài khơi bờ biển Chile. Khi đó vi rút này lập kỷ lục thế giới là vi rút lớn nhất.

Đến năm 2013, một Pandoravirus 1.000nm được tìm thấy trong một cái ao ở Melbourne. Nó được đặt tên theo chiếc hộp Pandora thần thoại.

Năm 2014, băng tan để lộ ra vi rút Pithovirus sibericum rộng 1.500nm. Đây là một loại vi rút khổng lồ bị chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia trong 30.000 năm, và nó là vi rút lớn nhất hiện nay.

Phát hiện virus khổng lồ nhất thế giới

TTO - Các nhà khoa học vừa tìm thấy loại virus mới có tên gọi Pandora, được cho là virus lớn nhất từng phát hiện trên Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar