07/02/2025 11:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm như gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng, đuôi cụt đầu xám, đuôi cụt đầu xanh.

Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh 1.

Gà lôi hông tía (Lophura diardi) có tên trong Sách đỏ được phát hiện ở Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Ngày 7-2, đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE) cho biết vừa phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa. Các loài này thuộc khu hệ chim và thú kiếm ăn trên mặt đất, được phát hiện tập trung nhiều ở khu vực rừng bán khô hạn chuyển tiếp.

Trước đó, các nhà nghiên cứu và ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa đã đặt 145 điểm bẫy ảnh trên toàn bộ lâm phần của vườn để giám sát, theo dõi từ năm 2018 - 2022.

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng, đuôi cụt đầu xám, đuôi cụt đầu xanh.

Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh 2.

Gà tiền mặt đỏ (tên khoa học Polyplectron germaini) được phát hiện ở Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh 3.

Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) được bẫy ảnh ghi lại - Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh 4.

Đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) thuộc hệ chim được ghi nhận qua bẫy ảnh - Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Theo các nhà nghiên cứu, điểm mới của phát hiện lần này là đa số các loài được phát hiện đều tập trung nhiều ở khu vực rừng bán khô hạn chuyển tiếp (dạng sinh cảnh trung gian giữa rừng mưa nhiệt đới thường xanh và rừng khô hạn ven biển).

PGS.TS Lưu Hồng Trường - chuyên gia thực vật, viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam - cho biết nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của sinh cảnh chuyển tiếp trong bảo tồn, và sự cần thiết phải bảo vệ những diện tích rừng còn sót lại rất ít ở khu vực ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ, nổi bật là ở Vườn quốc gia Núi Chúa.

Trước đó, cũng tại khu vực rừng bán khô hạn tại Vườn quốc gia Núi Chúa, nhóm nghiên cứu nói trên cũng đã phát hiện ra loài cheo cheo lưng bạc. Đây là loài vật ngỡ như tuyệt chủng sau 30 năm mới được nhìn thấy tại rừng Núi Chúa.

Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh 5.

Cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) loài đặc hữu nổi bật ở Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Ông An Nguyễn - tác giả chính của nhóm nghiên cứu - cho biết trong quá trình nghiên cứu về loài cheo cheo lưng bạc, nhóm nghiên cứu đã phát hiện số lượng lớn các loài động vật ở sinh cảnh rừng bán khô hạn chuyển tiếp, nơi loài cheo cheo lưng bạc được ghi nhận.

"Điều này đã thúc đẩy chúng tôi mở rộng nghiên cứu từ một loài riêng lẻ sang quần xã các loài thú và chim sống trên mặt đất tại Vườn quốc gia Núi Chúa. Kết quả cho thấy mức độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy tại kiểu sinh cảnh chuyển tiếp, hay còn gọi là rừng bán khô hạn" - ông An Nguyễn nói.

Ông Trần Văn Tiếp - giám đốc ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa - cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy cần chú trọng đến kiểu rừng bán khô hạn trong các hoạt động bảo tồn tại vườn quốc gia.

Ngoài việc đây là khu vực có mức độ đa dạng loài cao nhất so với các sinh cảnh khác, kiểu rừng này còn là nơi sinh sống quan trọng của loài cheo cheo lưng bạc - loài biểu tượng của Vườn quốc gia Núi Chúa.

"Những thông tin về hiện trạng và phân bố của các loài là cơ sở để đơn vị lập kế hoạch bảo tồn và xác định các khu vực hoặc hoạt động cần ưu tiên. Nếu khả thi, chúng ta nên xem xét việc mở rộng vùng lõi của vườn quốc gia để bao gồm cả sinh cảnh chuyển tiếp này" - ông Tiếp nói.

Phát động hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 22-1, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát động hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Tổng Bí thư của Đảng cùng những nhân vật lịch sử tiêu biểu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar