17/09/2019 12:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện ngôi sao lớn nhất trước giờ, nặng gấp 333.000 lần Trái đất

MINH HẢI (Theo Phys)
MINH HẢI (Theo Phys)

TTO - Các nhà nghiên cứu của Đại học West Virginia vừa khám phá ra một ngôi sao neutron khổng lồ nhất từ trước tới nay thông qua kính viễn vọng Green Bank ở Hạt Pocahontas, Mỹ.

Phát hiện ngôi sao lớn nhất trước giờ, nặng gấp 333.000 lần Trái đất - Ảnh 1.

Ngôi sao neutron thường có kích thước nhỏ nhưng nén khối lượng rất lớn. Ảnh: Phys

Ngôi sao neutron mới được gọi là J0740 + 6620, có đường kính khoảng 30km nhưng nén khối lượng nặng tới 2,17 lần so với khối lượng của Mặt trời, tương đương 333.000 lần khối lượng của Trái đất.

Thông thường, một ngôi sao neutron có khối lượng từ 1,35 đến 2,1 lần khối lượng Mặt trời. Nếu khối lượng gấp 3-5 lần thì sẽ hình thành lỗ đen.

J0740 + 6620 được phát hiện cách Trái đất khoảng 4.600 năm ánh sáng (một năm ánh sáng là khoảng 6.000 tỉ dặm (9.600 tỉ km).

Phát hiện này được công bố hôm 16-9 trên tạp chí Thiên văn học tự nhiên. Các nhà nghiên cứu cho biết họ tình cờ phát hiện khi đang tìm kiếm sóng hấp dẫn.

Sao neutron là phần còn lại của các ngôi sao khổng lồ đã biến thành siêu tân tinh. Chúng được tạo ra khi các ngôi sao khổng lồ chết, siêu tân tinh và lõi của chúng sụp đổ. Các proton và electron khi đó tan vào nhau tạo thành neutron.

Để hình dung khối lượng của sao neutron được phát hiện, bạn có thể tưởng tượng một viên đường hình vuông nếu làm bằng vật liệu của sao neutron sẽ nặng 100 triệu tấn khi cân trên Trái đất hoặc bằng khối lượng của toàn bộ dân số loài người

Các nhà thiên văn học và vật lý học đã nghiên cứu các sao neutron trong nhiều thập kỷ qua, nhưng nhiều bí ẩn vẫn chưa thể giải đáp. Giả như các neutron bị nghiền nát có trở thành "siêu lỏng" và "chảy tự do" trong vũ trụ không? Có phải chúng phân hủy thành một dạng vật chất kỳ lạ khác?

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu McLaughlin, đây là một công việc khó khăn. "Chúng tôi không biết chúng được làm từ gì. Một câu hỏi thực sự quan trọng là 'Liệu chúng ta có thể tạo ra một sao neutron lớn đến mức nào?'. Rất khó vì chúng ta không thể tạo ra sao neutron trong phòng thí nghiệm trên Trái đất".

Các ngôi sao này phát sóng được do chúng có cấu tạo lưỡng cực từ. Các chùm sóng vô tuyến phát ra theo kiểu ngọn hải đăng. Một số xoay hàng trăm lần mỗi giây.

Vì các xung quay với tốc độ và sự đều đặn như vậy nên các nhà thiên văn học có thể sử dụng chúng như là đồng hồ vũ trụ nhằm kiểm chứng thuyết tương đối rộng của Einstein.

Khối lượng của J0740 + 6620 được đo bằng "Độ trễ Shapiro". Về bản chất, lực hấp dẫn từ một ngôi sao lùn trắng (thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết") làm cong không gian xung quanh nó. Điều này làm cho các xung từ ngôi sao truyền đi xa hơn một chút khi chúng đi qua vùng bị biến dạng xung quanh sao lùn trắng. Sự chậm trễ này cho ta biết khối lượng của sao lùn trắng, từ đó cung cấp một phép đo khối lượng của sao neutron.

Phát hiện ngôi sao lạnh như Bắc cực

TTO - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố phát hiện một ngôi sao lùn nâu (*) có nhiệt độ băng giá như Bắc cực và đặt tên là WISE J085510.83-071442.5.

MINH HẢI (Theo Phys)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar