06/04/2022 16:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện một loại tế bào hoàn toàn mới ẩn bên trong phổi

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Các nhà khoa học đã phát hiện một loại tế bào hoàn toàn mới ẩn bên trong các đường dẫn phân nhánh, mỏng manh của phổi người. Các tế bào mới được hình thành giúp duy trì một hệ thống hô hấp khỏe mạnh.

Phát hiện một loại tế bào hoàn toàn mới ẩn bên trong phổi - Ảnh 1.

Các nhà khoa học phát hiện tế bào mới trong phổi người để duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh - Ảnh: SHUTTER STOCK

Các tế bào mới được gọi là tế bào lọc tuần hoàn đường hô hấp (RAS). Chúng được tìm thấy trong các đoạn nhỏ, phân nhánh gọi là tiểu phế quản và được bọc bởi các phế nang - các túi khí dành cho việc trao đổi oxy và carbon dioxide với máu.

Các tế bào RAS mới tương tự như tế bào gốc, có thể biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào khác trong cơ thể. Chúng còn có khả năng sửa chữa các tế bào phế nang bị hư hỏng và biến đổi thành tế bào mới.

Ông Edward Morrisey, giáo sư Trường y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) và là tác giả công trình nghiên cứu, chia sẻ với trang tin Live Science: "Các nhà nghiên cứu nghi ngờ hầu hết động vật có vú có khả năng có tế bào RAS trong phổi".

Tế bào RAS phục vụ hai chức năng chính trong phổi. Đầu tiên, chúng tiết ra các phân tử duy trì lớp niêm mạc chất lỏng dọc theo các tiểu phế quản, giúp ngăn chặn các đường dẫn khí nhỏ bị xẹp xuống và tối đa hóa hiệu quả của phổi.

Thứ hai, chúng có thể hoạt động như các tế bào phế nang loại 2 (AT2), một loại phế nang đặc biệt tiết ra một chất hóa học được sử dụng một phần để sửa chữa các phế nang bị hư hỏng khác.

Giáo sư Morrisey cho biết: "Chúng tôi gọi tế bào RAS là tiền thân của quá trình tạo hóa. Chúng có những chức năng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường thở".

Các nhà nghiên cứu cho rằng các tế bào RAS có thể đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh liên quan đến hút thuốc, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Hằng năm, hơn 3 triệu người trên thế giới chết vì COPD, theo Tổ chức Y tế thế giới.

Về lý thuyết, các tế bào RAS sẽ ngăn ngừa, hoặc ít nhất là làm giảm bớt tác động của COPD bằng cách sửa chữa các phế nang bị tổn thương.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng hút thuốc có thể làm hỏng, hoặc thậm chí phá hủy hoàn toàn các tế bào mới, dẫn đến sự khởi đầu của các bệnh như COPD.

Bệnh nhân COPD thường được kê đơn thuốc chống viêm hoặc liệu pháp oxy để giảm bớt các triệu chứng của họ. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời và không thể đẩy lùi tổn thương phổi.

Tế bào RAS có thể được sử dụng để cải thiện phương pháp điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi bệnh COPD, nếu các nhà nghiên cứu có thể khai thác đúng cách các đặc tính tái tạo của tế bào này.

Cấy ghép ty thể giữa các tế bào có thể cứu các cơ quan đang chết

TTO - Việc thay các ty thể bị trục trặc bằng các ty thể lấy từ tế bào khỏe mạnh được xem là một bước đột phá mới để cứu các cơ quan bị bệnh trong cơ thể con người, nhất là tim và não.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar