02/07/2023 18:45 GMT+7

Phát hiện mới: Những thảm rêu đang 'cứu' loài người

Các nhà khoa học phát hiện các thảm rêu đang giữ lại khoảng 7 tỉ tấn carbon dioxide - tác nhân chủ yếu làm nóng Trái đất - không thoát ra khí quyển.

Phát hiện mới: Những thảm rêu đang cứu loài người - Ảnh 1.

Thảm rêu trong rừng - Ảnh: Science Alert

Trang tin khoa học Science Alert cho biết các nhà sinh thái học và các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thảm rêu trên 8 hệ sinh thái khác nhau, bao phủ gần 9,4 triệu km².

Ông David Eldridge, nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales của Úc, nói với Science Alert: “Chúng tôi vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rêu đang làm tất cả những điều tuyệt vời".

Chúng sản sinh các chất dinh dưỡng thiết yếu như nitơ và phốt pho với chu kỳ ngắn. Đồng thời rêu hoạt động như một bể chứa carbon. Hiện nay, các thảm rêu trên toàn cầu đang giữ lại khoảng 7 tỉ tấn carbon dioxide - tác nhân chủ yếu đang làm nóng hành tinh - không thoát ra khí quyển.

Ông Eldridge nói: “Chúng tôi nghĩ rằng rêu đang hấp thụ lượng carbon dioxide gấp 6 lần các loài thực vật khác".

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học giải thích: rêu tạo nên bộ khung đặc biệt cho cây cối, góp phần duy trì vi khí hậu để giúp các loài thực vật tăng trưởng.

Trong một thông cáo báo chí, ông Eldridge lưu ý một loài rêu khô cằn ở Úc đã được bảo quản trong 100 năm và được hồi sinh chỉ với một ít nước.

Chính nhờ khả năng phục hồi kỳ diệu đó, cũng như vai trò thúc đẩy sức sống của hệ sinh thái thông qua nguồn dinh dưỡng sẵn có, rêu có thể được sử dụng đặc biệt ở những vùng đất bị thoái hóa hoặc những khu vực mà thảm thực vật khó phát triển, như lãnh nguyên hoặc sa mạc.

Vai trò của rêu rất quan trọng không chỉ trong môi trường tự nhiên, mà cả những môi trường đã bị suy thoái do các hoạt động của con người.

Ông Eldridge nói các tế bào của chúng không bị phân hủy như thực vật bình thường.

Vì vậy, các nhà khoa học rất muốn đưa rêu trở lại những vùng đất thoái hóa, để đẩy nhanh quá trình tái sinh, khởi động quá trình phục hồi đất đô thị và khu vực tự nhiên bị suy thoái nghiêm trọng.

Người dân Đà Nẵng ùn ùn đổ về bãi rêu dọc biển để chụp ảnh

Nhiều ngày qua có rất nhiều người dân, du khách đã đổ về bãi rạn dọc biển Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) để canh khoảnh khắc tuyệt đẹp khi rêu xanh trải thảm dọc ghềnh đá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar