18/03/2025 16:10 GMT+7

Phát hiện mảnh xương trong phổi người đàn ông hơn 2 năm

Một người đàn ông thường xuyên bị ho, có đàm trắng kéo dài hơn 1 năm đã điều trị không giảm. Đến bệnh viện nội soi các bác sĩ phát hiện 2 mảnh xương vịt trong phổi.

Phát hiện xương vịt trong phổi người đàn ông hơn 2 năm - Ảnh 1.

Hai mảnh xương lấy ra từ phổi bệnh nhân - Ảnh: BV

Ngày 18-3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết mới đây các bác sĩ khoa nội hô hấp đã thực hiện nội soi phế quản lấy dị vật là mảnh xương vịt nằm sâu trong phổi người đàn ông. Mảnh xương tồn tại quá lâu trong cơ thể, đã gây nên tình trạng viêm nhiễm ở phổi, gây biến chứng ho, đau ngực kéo dài, viêm phổi nặng.

Bệnh nhân là ông N.V.H. (58 tuổi), ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ông được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng suy kiệt, ho nhiều có đàm trắng, thỉnh thoảng có lẫn máu. Theo người nhà cho biết tình trạng này đã tái đi tái lại nhiều lần từ khoảng 1 năm nay, gia đình đã đưa đi khám, điều trị nhiều nơi nhưng triệu chứng không giảm.

Tại bệnh viện, bác sĩ khoa nội hô hấp đã thăm khám đánh giá tình trạng bệnh. Dựa vào kết quả chụp X-quang ngực, bác sĩ thấy hình ảnh khối đông đặc, tạo hang, ở thùy dưới phổi phải. Đồng thời kết quả chụp MRI ngực cho thấy có hình ảnh dị vật ở lòng phế quản, thùy dưới phổi phải.

Ê kíp đã chỉ định thực hiện nội soi phế quản ống mềm (có gây tê) để lấy dị vật cho người bệnh. Sau khi đưa ống nội soi, bác sĩ thấy có dị vật cứng, gồ ghề ở thùy dưới phổi phải, xung quanh có viêm phù nề… dị vật lấy ra là một chiếc xương dài gần 2,5x1,5cm, có một đầu rất nhọn.

Nội soi kiểm tra, bác sĩ tiếp tục lấy dị vật thứ hai cũng là mảnh xương kích thước nhỏ hơn (1x1cm) ở thùy dưới phổi bên trái. Sau lấy dị vật tiến hành bơm rửa sạch ổ viêm, thủ thuật thành công sau 30 phút.

Sau một ngày nội soi lấy dị vật, hiện tại bệnh nhân tỉnh, phổi đã thông khí tốt, các triệu chứng đau ngực, ho đã giảm rõ rệt.

Bệnh nhân nhớ lại vào khoảng 2 năm trước, đã từng ăn thịt vịt và bị hóc xương. Tuy nhiên sau đó thấy không có triệu chứng nào đặc biệt nên không đi kiểm tra. Tình trạng ho, thỉnh thoảng khó thở thì chỉ xuất hiện cách đây khoảng 1 năm nay và tái đi tái lại nhiều lần.

Theo tiến sĩ Cao Thị Mỹ Thúy - trưởng khoa nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - trường hợp này là dị vật khí phế quản bị bỏ quên lâu ngày (vật lạ rơi vào và mắc lại ở trong khí phế quản).

Những dạng dị vật bỏ quên này có thể gây những biến chứng như suy hô hấp từ nhẹ đến nặng, thậm chí ngưng thở. Ngoài ra còn có biến chứng mạn tính, thường gặp là nhiễm trùng phế quản phổi tái diễn, ho ra máu.

Vì vậy khi ăn uống, chơi đùa (ở cả người già và trẻ nhỏ), có tình trạng hóc xương, ho sặc cần đưa đến bệnh viện ngay. Đối với trường hợp ho dai dẳng, đàm tái phát thường xuyên, không rõ nguyên nhân… nên đến kiểm tra tại các bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nội soi gắp xương cá tra 'khủng' trong thực quản

TTO - Một người đàn ông trong lúc ăn cơm bị sặc, sau đó bị đau vùng cổ, nuốt khó, ói…đi bệnh viện bác sĩ phát hiện có mảnh xương cá khá to cắm vào thực quản.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar