13/05/2025 15:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

sao hỏa - Ảnh 1.

Sao Hỏa từng có sông, hồ và khí hậu ẩm ướt cách đây hàng tỉ năm. Nhưng theo thời gian, từ trường của hành tinh này suy yếu, bầu khí quyển bị gió Mặt trời cuốn trôi khiến nước bề mặt biến mất - Ảnh: NASA

Theo National Science Review, nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Quốc gia Úc và Đại học Milano-Bicocca (Ý) đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy có thể tồn tại nước lỏng dưới bề mặt sao Hỏa.

Dấu hiệu của nước lỏng từ lòng đất sao Hỏa 

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu địa chấn thu được từ tàu InSight của NASA. Kết quả cho thấy có hiện tượng sóng địa chấn di chuyển chậm bất thường ở độ sâu từ 5,4km đến 8km dưới mặt đất. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của lớp đá xốp bão hòa nước.

Giáo sư Hrvoje Tkalčić, nhà địa vật lý tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết lượng nước nằm trong lớp đá này có thể tương đương với một đại dương phủ kín toàn bộ bề mặt sao Hỏa, sâu từ 520 mét đến 780 mét. 

Sao Hỏa từng có sông, hồ và khí hậu ẩm ướt cách đây hàng tỉ năm. Nhưng theo thời gian, từ trường của hành tinh này suy yếu, bầu khí quyển bị gió Mặt trời cuốn trôi khiến nước bề mặt biến mất.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một phần nước đã bay hơi, phần còn lại đóng băng ở các cực hoặc bị "khóa" trong khoáng chất. Tuy nhiên những giả thuyết đó vẫn chưa giải thích hết toàn bộ lượng nước từng tồn tại.

Phát hiện mới này bổ sung thêm một khả năng rằng nước đã thấm sâu vào lòng đất và bị giữ lại trong các lớp đá xốp, tương tự như tầng ngậm nước ngầm trên Trái đất.

Hy vọng về sự sống và khai thác tài nguyên

sao hỏa - Ảnh 2.

Nghiên cứu mới cho thấy thay vì hoàn toàn biến mất, phần lớn lượng nước trên sao Hỏa có thể đã thấm sâu vào các lớp đá xốp và mắc kẹt dưới lòng đất, hàng tỉ năm qua vẫn âm thầm tồn tại như một tầng ngậm nước khổng lồ chưa được khám phá - Ảnh: NAS

Việc phát hiện nước lỏng dưới lòng đất không chỉ giúp giải mã lịch sử khí hậu sao Hỏa, mà còn mở ra triển vọng lớn trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Trên Trái đất, một số dạng vi sinh vật có thể sống sâu dưới lòng đất trong môi trường giàu nước và năng lượng. Nếu điều kiện tương tự tồn tại trên sao Hỏa, sự sống dưới lòng đất là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, nếu được xác nhận, nguồn nước ngầm này sẽ là tài nguyên quý giá cho các sứ mệnh khám phá trong tương lai, có thể dùng để cung cấp nước, tạo oxy, thậm chí sản xuất nhiên liệu cho các chuyến du hành kéo dài.

Các nhà khoa học nhấn mạnh dù phát hiện rất triển vọng, nhưng vẫn cần thêm dữ liệu để xác nhận chắc chắn sự tồn tại của lớp nước lỏng này. Những sứ mệnh tương lai có khả năng khoan sâu và đo địa chấn chính xác hơn sẽ đóng vai trò then chốt.

"Chúng ta mới chỉ lắng nghe được một phần rất nhỏ từ 'nhịp tim' của hành tinh Đỏ. Còn nhiều bí mật đang chờ được khám phá bên dưới bề mặt sao Hỏa", giáo sư Tkalčić nói.

Tàu thăm dò NASA phát hiện tảng đá bí ẩn trên sao Hỏa

Tàu thám hiểm Perseverance của NASA vừa phát hiện một tảng đá kỳ lạ và không giống bất cứ thứ gì xung quanh trên sao Hỏa, theo Science Alert.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar